Đất trung du Cẩm Khê trù phú thêm nhờ nguồn vốn chính sách
Thực tế cho thấy, nguồn vốn chính sách đã tạo nên sức sống mới trên khắp vùng đất trung du ở trung tâm tỉnh Phú Thọ, góp phần thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Đông đảo hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn thuận lợi, sử dụng vốn vay phát triển SXKD, xây dựng các mô hình kinh tế như: nuôi tôm càng xanh xã Vân Khúc, chăn nuôi bò thịt xã Cát Trù, chè sạch, ngô lai năng suất cao ở xã Hiền Đa…
Từ đầu năm 2020 đến nay, tuy gặp khó khăn do dịch Covid -19 kéo dài gây ra, nhưng NHCSXH huyện Cẩm Khê vẫn tập trung huy động nguồn vốn, nâng tổng nguồn vốn hoạt động lên 475 tỷ đồng, tăng 37 tỷ đồng so với năm 2019; trong đó, tiếp nhận vốn ủy thác từ ngân sách huyện và huy động tiền gửi tiết kiệm từ các tổ chức, cá nhân được 1,3 tỷ đồng. Đồng thời, duy trì tiến độ giải ngân cho vay, thu nợ, lãi vay vốn chính sách đúng quy định.
Các cấp lãnh đạo, các tầng lớp nhân dân địa phương ghi nhận tinh thần tận tâm, năng động thực hiện nhiệm vụ của những người làm công tác tín dụng chính sách đã huy động được gần 500 tỷ đồng và chuyển tải kịp thời nguồn vốn lớn đó đến các đối tượng thụ hưởng, mở hướng thoát nghèo bền vững, làm giàu nhanh cho người dân.
Nhờ nguồn vốn chính sách, bộ mặt nông thôn nơi đây hê đổi thay không ngừng, cuộc sống người dân cũng sáng tươi, no đủ hơn. Đơn cử xã Tùy Khê trước đây có tỷ lệ nghèo cao của huyện (trên 27% ) vào năm 2015. Để công tác giảm nghèo của địa phương đạt hiệu quả và bền vững, Đảng bộ, chính quyền xã đã vào cuộc triển khai nhiều giải pháp phù hợp, đặc biệt động viên nhân dân mạnh dạn vay vốn chính sách, sử dụng vốn vay vào chuyển đổi toàn bộ chân ruộng trũng cấy lúa năng suất thấp sáng rau xanh, quả tươi. Gần 20 tỷ đồng vốn vay NHCSXH được người dân sử dụng đầu tư mua giống má, vật tư, chọn lọc để trồng su su, cà chua, rau cải theo tiêu chuẩn VietGap. Vụ thu hoạch trên 145 ha rau quả sạch của xã Tùy Khê mới đây đạt năng suất hơn 20 tấn sản phẩm, giá trị ngót 70 tỷ đồng, tăng 9 tỷ đồng so với cả năm 2019.
Hàng năm, toàn xã có hơn 200 hộ thu nhập từ mô hình chuyển đổi sản xuất hàng từ 120 -150 triệu đồng. Rau quả tươi sạch đã trở thành sản phẩm chủ lực giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của người dân miền quê trung du. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo ở xã còn 12,8%, giảm 8,3% so với năm 2014 thu nhập bình quân đầu người đạt 34,5 triệu đồng/năm.
Các cấp lãnh đạo, các tầng lớp nhân dân địa phương ghi nhận tinh thần tận tâm, năng động thực hiện nhiệm vụ của những người làm công tác tín dụng chính sách đã huy động được gần 500 tỷ đồng và chuyển tải kịp thời nguồn vốn lớn đó đến các đối tượng thụ hưởng, mở hướng thoát nghèo bền vững, làm giàu nhanh cho người dân.
Giám đốc NHCSXH huyện Cẩm Khê Nguyễn Văn Xuân cho biết: đơn vị tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, tập trung huy động nguồn lực, tổ chức hiệu quả chương trình tín dụng chính sách, hỗ trợ tích cực kịp thời chương trình giảm nghèo bền vững và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Minh Uyên
Các tin bài khác
- » Tôn vinh phụ nữ tiêu biểu ngành Ngân hàng giai đoạn 2015-2020
- » PHONG TRÀO PHỤ NỮ HAI GIỎI: Chuyện về những người thắp lửa và giữ lửa
- » Đại hội Thi đua yêu nước ngành Ngân hàng lần thứ VIII
- » Hội tụ nội lực thực thi tín dụng chính sách xã hội
- » 75 doanh nghiệp đã được vay vốn trả lương lao động ngừng việc
- » Hội nghị tập huấn trực tuyến về nghiên cứu khoa học
- » Giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang (Bài 2: Vốn chính sách - “bà đỡ” của các mô hình kinh tế)
- » Giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang (Bài 1: Giúp đồng bào thay đổi tập quán sản xuất)
- » Trồng ớt chỉ thiên, trái ra tua tủa, nông dân Bình Định khá giả trả được vốn vay ngân hàng
- » Trà Bồng phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách trong giảm nghèo