Cuộc sống mới ở một huyện phía Đông Trường Sơn
Trong điều kiện đó, NHCSXH huyện Vĩnh Thạnh đã nỗ lực vượt mọi khó khăn, đẩy mạnh đầu tư tín dụng ưu đãi đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới ở vùng miền núi. Với phương thức cho vay uỷ thác một số nội dung công việc qua các tổ chức chính trị - xã hội, đến nay huyện Vĩnh Thạnh đã tổ chức được hệ thống Điểm giao dịch trải khắp toàn huyện đến tận các xã vùng sâu, vùng xa và mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn tại 100% thôn, bản đã thực sự giúp hộ nghèo và đồng bào DTTS tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước dễ dàng và hiệu quả. Đặc biệt, sau một năm thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tín dụng chính sách xã hội, công tác tín dụng chính sách nơi đây đã có bước chuyển biến tích cực, tạo được sự quan tâm hơn đối với hoạt động tín dụng chính sách của các cấp ủy, chính quyền, tổ chức hội, đoàn thể và nhân dân; đồng thời giúp NHCSXH thực hiện các chương trình tín dụng chính sách đạt hiệu quả hơn và đảm bảo chất lượng tín dụng. Nhờ vậy, đến nay, tổng dư nợ của NHCSXH huyện Vĩnh Thạnh đạt trên 160 tỷ đồng với gần 7.000 hộ được vay vốn, trong đó, có hơn 2.000 hộ là đồng bào DTTS, lao động, thương nhân thuộc các vùng khó khăn được vay vốn để SXKD nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu.
Xã Vĩnh Hảo là một trong 16 xã, thị trấn của huyện Vĩnh Thạnh hiện có khá nhiều hộ dân được vay vốn ưu đãi cũng như sử dụng hiệu quả nguồn vốn phù hợp với thực tế tại địa phương. Tiêu biểu có gia đình ông Lê Trọng Can ở thôn Định Tam. Trước đây kinh tế gia đình ông thiếu thốn đủ bề. Năm 2012, thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, ông Can được vay 30 triệu đồng hộ nghèo của NHCSXH đã đầu tư nuôi bò và trồng rừng cây nguyên liệu giấy.
Nhờ biết tính toán, lại có kỹ thuật, nên đàn bò phát triển nhanh thành 10 con, bán được 4 con, ông phấn khởi trả hết nợ vay trước kỳ hạn cho ngân hàng, số tiền còn lại đầu tư thâm canh rừng và mua thêm bò về nuôi. Nguồn vốn chính sách đã góp phần làm cho kinh tế gia đình ông Can khá giả, mua được cả xe ô tô để chuyên chở vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Cùng xã Vĩnh Hảo, chị Mí Xuân Mi, dân tộc Ba Na vay 15 triệu đồng đầu tư vào nuôi heo nái. Nhờ chịu khó chăm sóc và áp dụng kỹ thuật do Hội Phụ nữ hướng dẫn, sau 3 năm gia đình chị thoát khỏi danh sách hộ nghèo, trả hết nợ và tháng 10 vừa qua được ngân hàng cho vay tiếp 50 triệu đồng hộ mới thoát nghèo để mở rộng cơ sở chăn nuôi lợn theo phương pháp bán công nghiệp.
Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành hỗ trợ vốn vay, kỹ thuật đã giúp cho nhiều hộ đồng bào DTTS xã Vĩnh Hảo từ nghèo khó trở thành khấm khá. Nếu như năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của xã trên 35% thì đến cuối năm 2015 con số đó chỉ còn 14,7%, mức thu nhập bình quân đầu người cũng đạt 18,9 triệu đồng/năm.
Xã Vĩnh Hảo nói riêng, huyện Vĩnh Thạnh nói chung đang khởi sắc, nghèo khó giảm dần, đang đón mùa xuân mới với những cánh đồng lúa, mía, bắp lai, rừng keo, thông bạt ngàn, những đàn gia súc, gia cầm cũng đã được nuôi theo hướng công nghiệp hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nguồn vốn chính sách đã góp phần đắc lực vào sự đổi thay của vùng đất nghèo khó. Năm 2016 này, NHCSXH huyện Vĩnh Thạnh tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho vùng dân tộc miền núi phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.
Bài và ảnh Lê Linh
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Trần Việt Hùng thăm và làm việc tại xã H’Ra
- » No ấm là do biết cách làm
- » Niềm vui của người nghèo ở miền quê châu thổ sông Hồng
- » “Cặp lá yêu thương” đến với huyện nghèo Ba Bể
- » Tín dụng chính sách trên quê lúa Thái Bình
- » Trả hết nợ cho ngân hàng để yên tâm học tập
- » Xuân no ấm đang về trên vùng cao Yên Bái
- » Xuân về với những gia đình nghèo hiếu học
- » Hà Nội, dẫn đầu cả nước về ủy thác vốn ngân sách địa phương
- » Niềm vui trước thềm xuân mới ở Long An