Bình Sơn thực hiện hiệu quả nguồn vốn chính sách
Cơ sở sản xuất bánh tráng gạo của anh Phạm Quốc Vương ở thôn Trà Lăm, xã Bình Khương là một trong những thành viên của Câu lạc bộ Khởi nghiệp sáng tạo huyện Bình Sơn chuyên sản xuất bánh tráng gạo cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh được tiếp cận nguồn vốn vay giải quyết việc làm từ NHCSXH. Thông qua Đoàn Thanh niên xã, cơ sở của anh Vương được NHCSXH giải ngân vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm để hỗ trợ khởi nghiệp.Với số tiền đó, bản thân anh đã đầu tư máy tráng bánh bằng công nghệ tự động và mua nguyên vật liệu mở rộng mô hình sản xuất, cơ sở luôn tạo việc làm ổn định cho khoảng 6 lao động tại địa phương.
Bí thư Đảng ủy xã Bình Khương Võ Hồng Thắng cho biết, đến nay trên địa bàn xã, vốn vay tín dụng chính sách đạt dư nợ 34 tỷ đồng, góp phần trong xây dựng nông thôn mới của xã, trong thời gian đến xã tiếp tục chỉ đạo các ngành, đoàn thể xã phối hợp, kết hợp tốt với NHCSXH huyện trong sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, phát huy lợi thế địa phương, tạo điều kiện cho nhiều thanh niên có ý tưởng khởi nghiệp tại địa phương về vốn và các điều kiện hỗ trợ khác một cách thuận lợi nhất góp phần xây dựng xã Bình Khương ngày càng phát triển tốt hơn.
Giai đoạn 2014 - 2024, nguồn ngân sách huyện đã chuyển sang NHCSXH huyện số tiền trên 16 tỷ đồng (tăng gấp 15 lần so với trước khi Chỉ thị số 40-CT/TW được ban hành) để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay giải quyết việc làm. Tính đến nay, tổng nguồn vốn NHCSXH huyện thực hiện quản lý đạt 727 tỷ đồng, tăng 59 tỷ đồng so với năm 2014, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 10%/năm. Trong 10 năm qua, NHCSXH huyện đã giải ngân cho vay trên 37 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác với số tiền 1.395 tỷ đồng; nâng tổng dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách đến nay đạt 725 tỷ đồng, tăng 457 tỷ đồng so với thời điểm năm 2014 với trên 14.330 hộ vay vốn còn dư nợ.
NHCSXH huyện đã tổ chức được mạng lưới 360 Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động rộng khắp đến tất cả thôn, tổ dân phố trên địa bàn xã, thị trấn; với 22 Điểm giao dịch xã, thị trấn và được tổ chức giao dịch vào một ngày cố định hàng tháng với mục đích tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng ưu đãi của người vay và thực hiện dân chủ, công khai. Hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện không ngừng phát triển, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm, cải thiện đời sống người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Có thể thấy, tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Bài và ảnh Trực Hương
Các tin bài khác
- » Hiệu quả tín dụng chính sách nhìn từ Ninh Thuận
- » Tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực giảm nghèo
- » Quảng Bình thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
- » Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ở Nam Định
- » Lâm Đồng giảm nghèo đa chiều bền vững từ tín dụng chính sách
- » Tỉnh Tây Ninh tổng kết 10 năm thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW
- » Tín dụng chính sách góp phần làm đổi thay quê hương Cách mạng Tây Ninh
- » Tỉnh Bến Tre tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
- » Bến Tre: Dấu ấn 10 năm Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào cuộc sống
- » Bến Tre “số hóa” hoạt động vốn tín dụng chính sách