Mở lối làm giàu cho nông dân vùng khó
Dẫn lối cho nông hộ
Dẫn chúng tôi đến thăm mô hình của những hộ được vay vốn theo chương trình tín dụng hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, ông Trần Minh Hùng - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn ấp Hóa Thành 2, xã Đông Thành cho biết: “Ấp có 4 Tổ tiết kiệm và vay vốn. Riêng tổ tôi quản lý có 47 hộ vay vốn, trong đó có 25 hộ vay chương trình hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn với mức vay từ 20 - 30 triệu đồng/hộ. Thông qua đồng vốn của chương trình, nhiều hộ đã ăn nên làm ra…”
Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Minh Hoàng, ngụ ấp Hóa Thành 2 cho hay: “Gia đình tôi đang có mô hình sản xuất rất ổn định, tất cả cũng nhờ được vay 20 triệu đồng từ NHCSXH. Ban đầu gia đình cũng khá khó khăn, nhờ được vay vốn, tôi đầu tư chăn nuôi thêm dê và bò sinh sản. Khi đã dư chút vốn, tôi tiếp tục cải tạo, tu bổ vườn vú sữa tận dụng đất trồng thêm chanh không hạt, ổi và dưa hấu. Đến nay, tổng lợi nhuận mỗi năm từ các mô hình này đạt gần 70 triệu đồng. Kinh tế gia đinh ngày càng khấm khá…’’.
Tăng trưởng kinh tế vùng khó khăn
Theo Hội Nông dân xã Đông Thành, dư nợ cho vay của NHCSXH ủy thác qua hội đạt 11 tỷ đồng với hơn 470 hộ vay vốn. Trong đó, chương tình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn luôn chiếm dư nợ cao. Đa số các hộ vay vốn đều có phương án làm ăn hiệu quả.
Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Phèn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Thành cho hay: “Bà con được vay vốn chương trình tín dụng ưu đãi cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn có ý thức trách nhiệm sử dụng vốn hiệu quả. Tỷ lệ thu nợ rất tốt và dần trở thành đồng vốn trợ lực tốt cho các hộ dân, góp phần phát triển kinh tế địa phương…”.
Bà Võ Thanh Thủy - Giám đốc NHCSXH TX Bình Minh cho biết, nguồn vốn của chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn tuy chưa được nhiều, nhưng mức vay khá cao. Điều này giúp bà con được vay vốn có điều kiện tốt để đầu tư phát triển sản xuất theo hướng bền vững.
Bài và ảnh Trúc Ly
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Hương Sơn mùa cắt “lộc”
- » Vốn vay ưu đãi tiếp sức cho thanh niên lập nghiệp
- » Đổi thay từ vốn vay ưu đãi ở Hòa Vang
- » Bệ đỡ thoát nghèo
- » “Phao cứu sinh” cho người nghèo
- » Phát triển kinh tế từ đồng vốn chính sách
- » Chuyển động trên xứ chè Thái Nguyên
- » Góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất
- » Đưa vốn lên vùng cao
- » Tín dụng chính sách ở huyện thuần nông