Tạo thêm việc làm mới trên vùng quê trung du
Tại huyện Hạ Hòa, nơi có nhiều hộ vay vốn từ chương trình giải quyết việc làm đạt hiệu quả kinh tế rõ rệt, chúng tôi đã chứng kiến xưởng chế biến gỗ xuất khẩu ở xã Ấm Hạ. Chủ cơ sở Đoàn Trọng Quyết cho biết: Nhờ 20 triệu đồng vay vốn chương trình giải quyết việc làm từ NHCSXH đã hỗ trợ cho gia đình đúng lúc, tôi chủ động mua ngay nguyên liệu, nâng cấp máy cưa xẻ tăng năng suất sản phẩm gỗ xuất khẩu. Tôi mong muốn được vay vốn nhiều hơn nữa để mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho bà con lúc nông nhàn.
Rời cơ sở chế biến gỗ của anh Quyết, chúng tôi đến thăm gia đình chị Lê Thị Phượng ở tiểu khu 5 xã Yên Tập, huyện Cẩm Khê. Cách đây 3 năm, chị Phượng được Hội Phụ nữ xã bảo lãnh vay 20 triệu đồng vốn giải quyết việc làm đầu tư chăn nuôi. Đồng vốn chính sách cùng sự cần cù lao động đã giúp cho chị mỗi năm xuất bán được 2 lứa lợn giống, mỗi lứa 18 - 20 con và 8 tạ thịt lợn hơi/năm, tạo lập một nguồn thu nhập khá, lãi khoảng 60 triệu đồng sau khi trừ chi phí công chăm sóc, thức ăn, thuốc thú y phòng bệnh. “Tuy nguồn vốn giải quyết việc làm ít ỏi nhưng đã giúp rất đúng lúc cho gia đình tôi phát triển chăn nuôi theo mô hình gia trại”, chị Hòa chia sẻ.
Được biết, hiện dư nợ chương trình cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn 2 huyện Hạ Hòa và Cẩm Khê đến nay đạt hơn 5 tỷ đồng. Hầu hết số vốn vay được đầu tư phát triển chăn nuôi gia đình và mở mang ngành nghề chế biến chè, gỗ xuất khẩu, một trong những thế mạnh của miền trung du này giống như ở Hạ Hòa, các huyện khác như Thanh Ba, Lâm Thao, Đoan Hùng… đã bằng nguồn vốn giải quyết việc làm từ NHCSXH thúc đẩy xây dựng các loại hình kinh tế, giải quyết việc làm cho bà con khu vực nông thôn. Đơn cử như gia đình ông Hà Thành Trung ở huyện Thanh Sơn vay 20 triệu đồng vào năm 2011 mở rộng xưởng sản xuất, chế biến chè. Được ưu đãi về lãi suất và thủ tục vay thuận lợi, do đó cơ sở của ông Trung ăn nên làm ra, giải quyết cho 10 lao động ở thôn quê có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Còn ở xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ có ông Lê Văn Thức được vay 20 triệu đồng. Có vốn, ông quyết tâm thuê đất đồi lập trang trại chăn nuôi lợn theo phương pháp bán công nghiệp tới 1.500 con và trồng 3ha măng Bát Độ để mỗi vụ thu hơn 20 tấn măng đặc sản. Năm 2014, ông được vinh danh là một trong 62 gương mặt nông dân tiêu biểu của cả nước.
Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Phú Thọ Trương Việt Phương, cho biết: Nguồn vốn từ chương trình giải quyết việc làm đã giúp các hộ gia đình, các cơ sở sản, xuất kinh doanh trên địa bàn chủ động khôi phục mở mang ngành nghề, tạo việc làm mới cho người lao động, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường ở nông thôn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, nguồn vốn cho vay chương trình giải quyết việc làm vẫn còn hạn chế, mức cho vay thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên cần có cơ chế cho vay với hạn mức cao hơn để người vay có đủ điều kiện phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
Bài và ảnh Tăng Hòa
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Tiếp vốn thoát nghèo bền vững
- » Điểm sáng vùng Tây Bắc
- » Văn Chấn phát huy hiệu quả tín dụng chính sách
- » Phụ nữ Tà Cạ tích cực giúp nhau thoát nghèo
- » Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn làm việc với Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Khánh Hòa
- » Hiệu quả kinh tế từ mô hình bưởi Đoan Hùng
- » Tín dụng chính sách nơi cổng trời
- » Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- » Hết cảnh nghèo từ 10 triệu đồng vốn ưu đãi
- » Tín dụng chính sách góp phần cải thiện môi trường nông thôn