“Đòn bẩy” tạo sinh kế bền vững
Xã Tân Tiến, thị xã La Gi hiện đang phát triển đa thành phần kinh tế, nhiều mô hình nông nghiệp kết hợp với dịch vụ và du lịch. Đối với sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng thanh long và một số cây ăn trái như xoài, mít, chuối… Sản xuất thanh long xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế khá cho các hộ dân, tăng thu nhập tạo việc làm cho người dân. Bên cạnh đó, một bộ phận người làm ngư nghiệp đầu tư tàu thuyền đánh bắt gần bờ, làm dịch vụ phục vụ cho khách tham quan, du lịch trên địa bàn.
Toàn xã có 29 Tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ 9 chương trình tín dụng chính sách đạt trên 40,1 tỷ đồng/1.295 hộ đang còn dư nợ. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp nhiều hộ nghèo đã vươn lên kinh tế khá giả như: Hộ ông Mai Bá Lượng, Nguyễn Thị Kiều Tiên ở thôn Hiệp An; hộ bà Triệu Thị Mai, Nguyễn Khắc Thu ở thôn Tam Tân; hộ ông Hoàng Văn Tuyền ở thôn Hiệp Tín…
Tân Tiến là xã đầu tiên của thị xã La Gi về đích Nông thôn mới năm 2015 và đang nỗ lực xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao. Chủ tịch UBND xã Tân Tiến Ngô Thái Thạnh Hưng cho biết: Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã trong từng giai đoạn: Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,28% vào cuối giai đoạn 2016 - 2020 và đạt được tỷ lệ theo chuẩn mới là 3,82% nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025. Với việc phát triển đa thành phần kinh tế là cơ hội để người dân vươn lên thoát nghèo bền vững, vì vậy nguồn vốn hỗ trợ bà con trong thời gian qua đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay, nhu cầu của người dân về tiếp cận vốn ưu đãi của Nhà nước còn rất lớn, đề nghị NHCSXH Trung ương tiếp tục quan tâm bổ sung vốn giải quyết việc làm để người dân mở rộng thêm sản xuất, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Cho vay giải quyết việc làm là chương trình nhằm tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao KHKT trong nông nghiệp, nông thôn. Những năm qua, chi nhánh NHCSXH tỉnh Bình Thuận đã tích cực phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội triển khai có hiệu quả chương trình cho vay giải quyết việc làm. Từ , tạo đòn bẩy hỗ trợ người dân mở rộng SXKD, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. Chi nhánh triển khai đến các Phòng giao dịch phối hợp với địa phương nắm nhu cầu, quá trình xét duyệt, thẩm định hồ sơ vay nhanh chóng cũng như hỗ trợ tư vấn người dân về việc sử dụng vốn vay hiệu quả.
Qua quá trình sử dụng cho thấy, nguồn vốn vay giải quyết việc làm đã tạo “cú hích” quan trọng giúp cải thiện thu nhập, đời sống cho người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp nông thôn và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong năm 2022, toàn tỉnh có 8.473 lao động được tạo việc làm từ nguồn vốn vay này. Thống kê của chi nhánh NHCSXH tỉnh, tính đến cuối tháng 1/2023, tổng dư nợ chương trình cho vay giải quyết việc làm toàn tỉnh đạt trên 593,4 tỷ đồng với 13.071 khách hàng còn dư nợ. Nhiều năm qua, cũng từ đồng vốn nhỏ, hàng chục ngàn hộ nghèo toàn tỉnh vượt qua khó khăn, đầu tư sản xuất hiệu quả, tăng thu nhập có điều kiện tích cực tham gia đóng góp vào các phong trào thi đua và xây dựng Nông thôn mới của địa phương.
C. Tường
Các tin bài khác
- » Tín dụng chính sách - “Trợ lực” để khôi phục và phát triển kinh tế
- » Nguồn lực quan trọng trong giảm nghèo ở huyện vùng sâu Krông Bông
- » Tiếp vốn ưu đãi, nông dân Thái Bình vươn lên khá giàu
- » Tín dụng chính sách tiếp nối những mùa xuân
- » Vốn chính sách tiếp sức bà con ATK
- » Tín dụng chính sách giúp nâng cao đời sống đồng bào miền núi ở Nghệ An
- » Tín dụng chính sách, thấm đẫm tính nhân văn
- » Thúc đẩy các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển
- » Điểm tựa cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương
- » Nông dân huyện Lạc Thủy phát huy nguồn vốn chính sách