Nỗ lực thoát nghèo bền vững

(VBSP News)  Trong năm qua, đồng hành cùng chương trình giảm nghèo, NHCSXH huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) giúp cho 561 hộ vay vốn với số tiền 20.034 triệu đồng; trong đó, 19 hộ nghèo, 228 hộ cận nghèo, 314 hộ mới thoát nghèo. Tổng số dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 105.071 triệu đồng với 3.791 hộ vay vốn. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ, các dự án lồng ghép khác cũng đã kịp thời giúp người nghèo ở Vĩnh Cửu có điều kiện phát triển sản xuất, giải quyết việc làm tăng thêm thu nhập, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Theo Báo Đồng Nai

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

(VBSP News)  02 năm qua, Hội PN tỉnh Yên Bái cũng đã hỗ trợ cho gần 26.000 hội viên vay vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng dư nợ trên 888 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các cấp hội còn giới thiệu đào tạo nghề cho gần 7.000 hội viên; tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 5.000 lao động; hỗ trợ 85 hội viên phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp; xây dựng được 581 mô hình kinh tế cho thu nhập từ 80 triệu đồng/năm trở lên; phối hợp thành lập được 4 Hợp tác xã có phụ nữ quản lý.

Theo Báo Yên Bái

Để gia đình chính sách có cuộc sống tốt hơn

(VBSP News)  Những năm qua, Đảng bộ xã Muổi Nọi, huyện Thuận Châu (Sơn La) tăng cường lãnh đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tiềm năng, thế mạnh địa phương để phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Toàn xã hiện có 831 con bò, 45 con trâu, 1.208 con dê, 687 con lợn và 14.191 gia cầm các loại; hơn 103ha cà phê; 10ha mận mơ trồng xen với cà phê; mở rộng thêm các loại cây ăn quả... Thu nhập bình quân đạt 100 triệu đồng/hộ/năm.

Theo Báo Sơn La

Ðắk Lắk phát huy tốt nguồn vốn ưu đãi

(VBSP News)  Thông qua việc ủy thác vốn vay với các tổ chức chính trị - xã hội, những năm qua, NHCSXH tỉnh Ðắk Lắk đã đưa nhanh nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo, đồng bào DTTS. Nhờ đó, 70.760 hộ thoát nghèo; 16.745 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; 9.426 lao động được tạo việc làm; hơn 125 nghìn công trình NS&VSMTNT được xây dựng; 5.835 căn nhà của hộ nghèo được sửa chữa và xây dựng mới... Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 19,37% xuống còn 12,81% theo chuẩn nghèo đa chiều và đến nay có 43 xã trên địa bàn đã đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo Báo Đắk Lắk

Trao sinh kế, tạo động lực phát triển kinh tế

(VBSP News)  Diện mạo nông thôn huyện Mèo Vạc (Hà Giang) từng bước thay đổi, người dân được tiếp cận và thụ hưởng nguồn vốn tín dụng chính sách. Đời sống của nhân dân, nhất là ở các xã nghèo biên giới từng bước được nâng lên, nhiều hộ thoát nghèo và trở thành hộ khá, giàu... NHCSXH huyện đã giúp cho 906 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi trên 45 tỷ đồng; hỗ trợ đào tạo nghề cho trên 1.500 lao động. Đồng thời, mở rộng các dịch vụ xã hội như dịch vụ y tế, giáo dục, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hỗ trợ cung cấp nước sạch và nhà vệ sinh, tiếp cận thông tin.

Theo Báo Hà Giang

Sức bật cho xã nghèo Kiên Thành

(VBSP News)  Từ sau khi có Chỉ thị số 40, hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững từ 28,62% năm 2014 xuống còn 6,2% năm 2019, tạo động lực để Kiên Thành hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong năm 2019. Nhân dân trên địa bàn xã đã được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh mang lại thu nhập bình quân đạt 150 - 200 triệu đồng/hộ/năm.

Theo Báo Yên Bái

“Quả ngọt” từ chương trình tín dụng chính sách xã hội

(VBSP News)  05 năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH TP Hồ Chí Minh đã giúp gần 264 nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đầu tư SXKD; gần 72 nghìn lượt hộ thoát nghèo; giải quyết việc làm cho gần 123.600 lao động; hỗ trợ gần 4.900 lượt hộ gia đình bị thu hồi đất có vốn làm ăn; hơn 17.300 lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập; cải tạo và xây dựng mới gần 155.700 công trình nước sạch và vệ sinh trên địa bàn.

Theo Báo Nhân dân

Giảm nghèo bền vững nhờ tín dụng chính sách

(VBSP News)  Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, 5 năm qua, hàng nghìn hộ gia đình ở  huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) có điều kiện chủ động đầu tư phát triển SXKD, lựa chọn xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, hiệu quả. Một trong những tấm gương tiêu biểu làm kinh tế giỏi là CCB Trần Ngọc Lâm ở thôn Đông Lạc, xã Đức Lạc. Từ nguồn vốn của NHCSXH, ông đã phát triển trang trại chăn nuôi 1000 con vịt đẻ trứng, thâm canh vườn rau sạch, thu nhập 200 triệu - 300 triệu đồng/năm.

Theo Báo Pháp luật

Để hội viên có cuộc sống tốt hơn

(VBSP News)  Hội PN quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) phối hợp vận động, trao tặng 286 phần quà cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn với tổng trị giá 112 triệu đồng; giải quyết cho 1.540 thành viên vay đầu tư phát triển kinh tế hoặc giải quyết khó khăn đột xuất; hỗ trợ 28 chị khởi nghiệp với số vốn 857 triệu đồng từ NHCSXH;... Ngoài ra, hội còn phối hợp tổ chức 3 lớp dạy nghề miễn phí: làm móng, trang điểm, nấu ăn, cho 141 hội viên; giới thiệu việc làm cho 1.279 lượt lao động nữ.

Theo Báo Cần Thơ

CCB tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước

(VBSP News)  Tạo điều kiện giúp hội viên tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH, Hội CCB tỉnh Sóc Trăng đã vận động hội viên thực hiện tốt phong trào CCB giúp nhau phát triển SXKD, với tổng số vốn gần 25 tỷ đồng, đạt gần 245% so kế hoạch đề ra. Đồng thời, gây “Quỹ đồng đội” hơn 2 tỷ đồng, đã giúp trên 3.800 hội viên vay vốn và giải quyết việc làm cho 12.500 lao động. Các cấp hội CCB đã chủ động phối hợp với ngành chuyên môn mở 357 lớp tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao KHKT canh tác, chăn nuôi, trồng trọt cho gần 30.000 lượt hội viên CCB.

Theo Báo Sóc Trăng

Tín dụng chính sách góp phần bảo đảm an sinh xã hội

(VBSP News)  Những năm gần đây, NHCSXH huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) có những giải pháp cơ bản nhằm hỗ trợ giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn huyện.Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều gia đình đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi. Điển hình là gia đình anh Nguyễn Văn Thỏa ở thôn Sơn Đông, xã Tân Minh vốn NHCSXH để xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Hằng năm, trang trại của gia đình anh Thỏa cung cấp ra thị trường khoảng 20 tấn thịt lợn, 3 tần cá..., thu về hàng trăm triệu đồng.

Theo Hà Nội mới

Thoát nghèo từ nguồn vay ủy thác NHCSXH

(VBSP News)  Xác định nguồn vốn là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế, thời gian qua, Hội PN xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) đã làm tốt công tác nhận ủy thác nguồn vốn của NHCSXH huyện. Nhờ đó, hội viên phụ nữ đã tiếp cận với KHKT, đổi mới cách thức sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Gia đình anh Cao Văn Hải ở ấp Tân Hòa vay vốn NHCSXH mua 01 con bò cái kết hợp chăn nuôi thêm dê. Hiện tại, gia đình anh duy trì nuôi 01 con bò cái; 4 con dê cái và 01 con dê đực, trung bình thu nhập 9 triệu đồng/tháng. Bên cạnh việc chăn nuôi bò, dê, cách đây 2 năm anh Hải còn đầu tư trồng thêm 140 trụ thanh long ruột đỏ xung quanh nhà.

Theo Báo Tiền Giang

Tín dụng chính sách chuyển tải tới 100% các xã, phường, thị trấn

(VBSP News)  Nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH TP Hải Phòng đã góp phần giúp gần 23.792 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác hoạt động dịch vụ, SXKD. Đồng thời, giúp 11.876 hộ gia đình xây dựng nhà ở; 23.750 công trình nước sạch, công trình vệ sinh đảm bảo môi trường được xây mới; duy trì và tạo việc làm ổn định cho 1.857 lao động. Đồng vốn đã chuyển tải tới 100% các xã, phường, thị trấn, đáp ứng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của hộ gia đình.

Theo Báo Hải Phòng

Hiệu quả từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm

(VBSP News)  Những năm qua, NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đã triển khai hiệu quả chương trình cho vay giải quyết việc làm, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. Năm 2017, anh Nguyễn Văn Quý ở thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành được vay 50 triệu đồng chương trình vay vốn quốc gia giải quyết việc làm từ NHCSXH huyện. Với số tiền này, anh đã đầu tư mở rộng trang trại tổng hợp của gia đình và chủ yếu là nuôi ốc nhồi và chim bồ câu. Hiện, anh đang nuôi hơn 5.000 con chim bồ câu và có khoảng 0,5ha để nuôi ốc nhồi, doanh thu đạt khoảng 150 triệu đồng/tháng.

Theo Báo Thanh Hóa

Thanh niên xứ Nghệ vươn lên lập nghiệp

(VBSP News)  Anh Nguyễn Mạnh Toàn - Bí thư chi đoàn, chi Hội LHTN xóm 6, xã Nghi Phú, TP Vinh được mọi người biết đến là một Bí thư chi đoàn vươn lên phát triển kinh tế giỏi. Bằng sức trẻ và khát vọng làm giàu chính đáng và được Thành đoàn phối hợp với NHCSXH tạo điều kiện, anh Toàn đã tiếp cận nguồn vốn để lập nghiệp mở dịch vụ cho thuê rạp cưới. Hiện, công ty của anh mang lại thu nhập bình quân 250 - 300 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 10 thanh niên và việc làm thời vụ cho 30 thanh niên.

Theo Báo Nghệ An

Nhiều hộ thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay tín dụng

(VBSP News)  Nhờ nguồn vốn vay từ NHCSXH, nhiều hộ nông dân ở huyện vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi) đã đầu tư trồng trọt, chăn nuôi bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Gia đình anh Đinh Văn Thây ở Thôn Gò Lã, xã Sơn Dung là một trong những hộ điển hình. Sau khi vay vốn NHCSXH, anh đã mạnh dạn đầu tư trồng keo kết hợp chăn nuôi heo, bò, dê. Hiện nay gia đình anh đang có 32 con heo, 7 con bò và đàn dê trên 20 con. Với mô hình trồng keo, mỳ kết hợp chăn nuôi heo, dê, bò, thu nhập cho gia đình anh trên 200 triệu đồng/năm.

Theo Báo Quảng Ngãi

Chủ động vươn lên, hướng đến làm giàu

(VBSP News)  Ngoài vai trò “giữ lửa” gia đình, nhiều phụ nữ ở TX Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) đã chủ động, vươn lên phát triển kinh tế, hướng đến làm giàu. Chị Hà Thị Bàu ở tổ 3, phường Hương Chữ được Hội PN tỉnh tư vấn vay vốn NHCSXH để đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi heo. Hiện, gia trại của chị có 10 heo nái, 50 heo thịt, mỗi năm xuất ra thị trường 3 lứa heo, cho thu nhập 30 triệu - 40 triệu đồng. Ngoài ra, chị còn xây dựng hầm biogas để bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững.

Theo Báo Thừa Thiên - Huế

Đẩy mạnh phong trào cùng nhau xây dựng nông thôn mới

(VBSP News)  Phong trào “Dân vận khéo làm theo Bác” của các cấp Hội PN tỉnh Nam Định đã góp phần khơi dậy trong cán bộ, hội viên tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới trong học tập, lao động, sản xuất, tích cực tham gia hoạt động góp phần xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Hội PN tỉnh đã nhận ủy thác của NHCSXH với tổng dư nợ là 2.235 tỷ đồng để cho 166.758 hộ vay vốn thông qua 7.289 Tổ tiết kiệm và vay vốn để đầu tư phát triển SXKD. Từ đó, thành lập được 09 Hợp tác xã, 16 tổ liên kết do phụ nữ làm chủ; tổ chức dạy nghề cho 13.470 lao động nữ; giới thiệu việc làm sau đào tạo cho 11.449 lao động nữ; xây dựng các tuyến đường hoa, tuyến đường kiểu mẫu, với tổng chiều dài là 1.500km đường hoa do phụ nữ tự quản với trị giá gần 20 tỷ đồng.

Theo Báo Nam Định

Mở ra cơ hội thoát nghèo cho người dân vùng cao

(VBSP News)  Nhờ chương trình tín dụng chính sách với nguồn vốn ưu đãi, những năm qua, hộ nghèo và đối tượng chính sách tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đảm bảo đời sống và từng bước thoát nghèo,  góp phần quan trọng vào việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng của NHCSXH huyện Lệ Thủy đạt 10,6 tỷ đồng, với 343  hộ vay vốn thông qua 7 Tổ tiết kiệm và vay vốn. Trong đó, dư nợ các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo là 7,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73,1%/tổng dư nợ.

Theo Báo Quảng Bình

Hoàn thành tốt công tác tín dụng chính sách

(VBSP News)  Xác định việc thực hiện ủy thác vay vốn là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, Hội ND xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã phối hợp với NHCSXH xã để cho các hội viên vay vốn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống. Đến nay, tổng dư nợ ủy thác do Hội ND xã quản lý là 20.414 triệu đồng, với 447 hộ dư nợ, bình quân dư nợ 45,6 triệu đồng/hộ. Nguồn vốn ưu đãi đã giúp 348 hộ thoát nghèo; 174 công trình nước sạch và công trình về sinh được đầu tư xây dựng; 90 hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà để ở và phòng tránh bão, lụt.

Theo Báo Quảng Bình