Xứ Giồng và hành trình đắp xây ấm no, hạnh phúc

Nhờ vay vốn NHCSXH, gia đình anh Kiêm Thanh Sang, dân tộc Khmer, ở ấp Bưng Buối, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề đã có điều kiện đầu tư làm nghề nhôm dân dụng (VBSP News) Hình thành và phát triển đúng thời điểm Sóc Trăng tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới toàn diện từ năm 2001, 20 năm qua, chi nhánh NHCSXH tỉnh Sóc Trăng đã cùng chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội không chỉ mang vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác “vay đủ” mà còn bắc nhịp cầu kinh tế thị trường về khắp các miền quê, giúp người dân khơi mở sản xuất kinh tế hàng hóa, an cư lập nghiệp tại quê hương, góp phần “phát huy tiềm năng, lợi thế, sự năng động, sáng tạo để phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng, bền vững” như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XII, XIII và XIV đề ra.
Tin mới cập nhật   19/12/2022  

Tín dụng ưu đãi trên quê hương núi Ấn, sông Trà

Vườn ươm keo lá tràm từ vốn chính sách của anh Trần Ngọc Xuân ở xã Trà Phú, huyện Trà Bồng (VBSP News) Trước khó khăn, thử thách như thời điểm giữa đại dịch COVID-19, dòng vốn chính sách vẫn được khơi dậy, tăng trưởng, chảy đều khắp miền quê núi Ấn, sông Trà, trở thành động lực, là “điểm tựa” vững chắc cho đồng bào các DTTS tỉnh Quảng Ngãi vươn lên phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững, làm giàu chính đáng.
Tin mới cập nhật   19/12/2022  

Điểm tựa giúp đồng bào DTTS thoát nghèo

Cán bộ NHCSXH huyện Đakrông tư vấn cho hộ đồng bào DTTS trên địa bàn vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế (VBSP News) Thời gian qua, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị đã thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng, hỗ trợ đồng bào DTTS vay vốn sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo; đời sống được nâng lên, diện mạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi dần thay đổi. Từ đó, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tin mới cập nhật   19/12/2022  

“Bà đỡ” thoát nghèo cho bà con các dân tộc ở Kỳ Sơn

Mô hình nuôi gà đen của ông Vừ Tồng Pó ở xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn (VBSP News) Nhờ đồng vốn vay từ nguồn tín dụng chính sách của NHCSXH huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), nhiều hộ dân các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới huyện rẻo cao 30a Kỳ Sơn có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững. Nguồn tín dụng chính sách còn góp phần gắn kết người nghèo, gắn kết cộng đồng, thắt chặt hơn tình làng nghĩa xóm, góp phần quan trọng vào bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng, giúp đồng bào yên tâm bám đất, bám bản giữ bình yên cho vùng phên dậu của Tổ quốc.
Tin mới cập nhật   19/12/2022  

Phát huy vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội

tgda (VBSP News) “Góp phần quan trọng vào sự thành công và phát triển của tín dụng chính sách xã hội trong những năm qua có vai trò to lớn của chị em phụ nữ nói chung và của tổ chức Hội LHPN các cấp nói riêng. Hội LHPN đã tích cực tham gia ngay từ thời kỳ Ngân hàng Phục vụ người nghèo”. Đó là khẳng định của Ủy viên HĐQT, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng trong phần chia sẻ về chủ đề “Phát huy vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong thực hiện tín dụng chính sách xã hội theo Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư và Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ” tại Hội nghị Ban Chấp hành TW Hội LHPN Việt Nam lần thứ 3, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Tin nổi bật   15/12/2022  

Vốn chính sách giúp người dân Quảng Ngãi thoát nghèo, tăng thu nhập

Từ nguồn vốn vay của NHCSXH, nông dân xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh đầu tư nuôi bò vỗ béo (VBSP News) 20 năm qua, nguồn vốn ưu đãi của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi đã giúp hàng trăm nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Tin mới cập nhật   13/12/2022  

Phục hồi kinh tế cho người dân mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao thu nhập

Từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 11, gia đình ông Nguyễn Xuân (VBSP News) Để hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất, chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30/1/2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 11) và các văn bản có liên quan. Từ nguồn vốn vay của NHCSXH đã giúp cho nhiều lao động có điều kiện khởi nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao thu nhập.
Tin mới cập nhật   13/12/2022  

Vĩnh Phúc: Điểm sáng trong giảm nghèo bền vững

Người dân nhận vốn vay ưu đãi ngay tại Điểm giao dịch xã (VBSP News) Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vĩnh Phúc có 9 huyện, thành phố, 136 xã, phường, thị trấn; toàn tỉnh có 345.719 hộ dân với 1.231.000 người, 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 4%.
Hai mươi năm đồng hành vì người nghèo, Thông tin hoạt động, Tin mới cập nhật   13/12/2022  

An cư với những ngôi nhà 28

Gia đình bà Phạm Thị Bân, thôn Ư Rang, xã Hương Hữu, huyện Nam Đông được hỗ trợ xây dựng ngôi nhà kiên cố (VBSP News) Những căn nhà đầu tiên tại hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới (Thừa Thiên - Huế) được xây dựng từ nguồn vốn vay hỗ trợ theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025” (gọi tắt là Nghị định 28) đang dần được hoàn thiện. Chương trình nhân văn này mở ra cơ hội mới giúp đồng bào DTTS có cơ hội an cư, nâng cao đời sống.
Thông tin hoạt động, Tin mới cập nhật   13/12/2022  

“Phao cứu sinh” cho đồng bào DTTS

Từ nguồn vốn chính sách hỗ trợ, nhiều mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp hiệu quả giúp đời sống đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh được cải thiện rõ rệt (VBSP News) Trà Vinh có tới hơn 31% dân số là đồng bào Khmer, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn. Dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mặt đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Bằng sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền; sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể, nhất là ngành lao động, thương binh và xã hội trong triển khai các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng, đã giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, người lao động… tiếp cận được việc làm một cách tốt nhất; tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Tin mới cập nhật   13/12/2022  

“Cánh tay nối dài” đưa vốn đến với người nghèo

Từ nguồn vốn vay ưu đãi, hộ dân xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức phát triển mô hình kinh tế (VBSP News) Những năm qua, hệ thống Tổ tiết kiệm và vay vốn ở các thôn, bon trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã trở thành “cánh tay nối dài” của chi nhánh NHCSXH tỉnh. Thông qua hệ thống này, nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đã đến kịp thời với người dân.
Tin mới cập nhật   13/12/2022  

20 năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ở Hà Nội (Bài cuối: Khởi sắc cuộc sống đồng bào dân tộc)

Cán bộ NHCSXH huyện Ba Vì tư vấn các chương trình tín dụng chính sách cho đồng bào DTTS (VBSP News) 20 năm thực hiện tín dụng chính sách cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội đã thực sự làm thay đổi diện mạo, đời sống của những người yếu thế trên địa bàn Thủ đô. Đặc biệt, nguồn vốn ưu đãi đã công phá vào những nơi khó khăn, có đông đồng bào DTTS sinh sống, giúp bà con tự tin vươn lên, làm chủ cuộc sống và đóng góp vào xây dựng quê hương giàu đẹp.
Hai mươi năm đồng hành vì người nghèo, Tin mới cập nhật   06/12/2022  

20 năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ở Hà Nội (Bài 2: Bảo tồn, phát triển làng nghề)

Nguồn vốn chính sách giúp nhiều hộ dân huyện Đông Anh phát triển nghề mộc mỹ nghệ truyền thống (VBSP News) TP Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, mà còn là địa phương có 308 làng nghề truyền thống được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Quan trọng hơn, TP Hà Nội có tới 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Chính vì vậy, việc bảo tồn và phát triển làng nghề luôn được cấp ủy, chính quyền Thủ đô quan tâm…
Hai mươi năm đồng hành vì người nghèo, Tin mới cập nhật   06/12/2022  

20 năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ở Hà Nội (Bài 1: Góp nguồn lực xây dựng Thủ đô)

Vốn chính sách góp phần tạo nên thành công của mô hình nho hạt đen ở huyện Đan Phượng (VBSP News) Hơn 2 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi; hơn 42.500 tỷ đồng đã kịp thời đến đúng đối tượng thụ hưởng; 243.000 hộ đã thoát nghèo, 808.000 lao động có việc làm; 148.000 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập… là những đóng góp của nguồn vốn tín dụng ưu đãi trong công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh và hiện đại…
Hai mươi năm đồng hành vì người nghèo, Tin mới cập nhật   06/12/2022  

Tăng hiệu quả thiết thực từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Cán bộ NHCSXH tư vấn các chương trình tín dụng ưu đãi cho người dân tỉnh Bến Tre (VBSP News) Thực hiện cho vay 14 chương trình tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, thời gian qua, chi nhánh NHCSXH tỉnh Bến Tre đã thực hiện giải ngân có hiệu quả vốn chính sách tín dụng ưu đãi, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2021 của tỉnh Bến Tre từ 10,01% xuống còn 4,26%.
Tin mới cập nhật   06/12/2022  

Tiếp vốn cho vùng đồng bào DTTS và miền núi

Giải ngân vốn chương trình cho vay theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP tại Điểm giao dịch xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa (VBSP News) Sau một thời gian tích cực triển khai, những đồng vốn đầu tiên của chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã đến tay người dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Qua đó, giúp họ phát triển sản xuất, ổn định đời sống.
Tin mới cập nhật   06/12/2022  

Gian nan hành trình giảm nghèo bền vững

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bình Định giải ngân nguồn vốn ưu đãi kịp thời cho người dân ngay tại Điểm giao dịch xã (VBSP News) 20 năm hình thành và phát triển, các thế hệ cán bộ hệ thống chi nhánh NHCSXH tỉnh Bình Định luôn đặt quyền lợi của người nghèo và các đối tượng chính sách khác vào trung tâm của mọi hoạt động đơn vị. Từ đó, đưa đồng vốn nhanh và kịp thời đến đúng đối tượng, bắc nhịp cầu phát triển kinh tế bền vững không chỉ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác mà hơn cả là vì sự phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm an sinh xã hội điạ phương đưa Bình Định tiến nhanh hơn trên con đường trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại - một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.
Hai mươi năm đồng hành vì người nghèo, Tin mới cập nhật   01/12/2022  

Củng cố “hậu phương” thêm vững chắc

Nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội đã giúp gia đình anh Lê Nam Đô, thị trấn an Lão thực hiện ước mơ “an cư” (VBSP News) Đối với nhiều gia đình quân nhân, lực lượng vũ trang, chương trình cho vay mua nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ không chỉ giúp họ có cơ hội tiếp cận vốn vay ưu đãi để xây dựng nhà ở an toàn; mà còn củng cố cho “hậu phương” thêm vững chắc, giúp các chiến sĩ yên tâm thực hiện nhiệm vụ và bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc...
Tin mới cập nhật   01/12/2022  

Mô hình hoạt động NHCSXH nên được các nước trên thế giới học tập, nhân rộng

Đoàn cán bộ cấp cao APRACA tìm hiểu hoạt động của Điểm giao dịch NHCSXH tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh (VBSP News) Gần đây, trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế “Thông lệ tốt nhất về tài chính nông nghiệp, nông thôn vì người nghèo - kinh nghiệm của Việt Nam”, đoàn cán bộ cấp cao của Hiệp hội các tổ chức tín dụng châu Á - Thái Bình Dương (APRACA) đã có chuyến công tác và tìm hiếu về hoạt động của NHCSXH. Tại đây, Đoàn đã đưa ra những đánh giá tích cực về mô hình hoạt động của NHCSXH.
Tin mới cập nhật   01/12/2022  

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam: Không để ai bị bỏ lại phía sau vì thiếu vốn

Các chương trình tín dụng chính sách kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ SXKD của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (VBSP News) Quảng Nam hiện nay đang là tỉnh có quy mô và mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Nhưng hơn 20 năm về trước, Quảng Nam là một tỉnh thuần nông, chịu thiệt hại nặng nề sau chiến tranh, nằm trong nhóm những tỉnh nghèo nhất của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo lên tới 27,35% (78.948 hộ nghèo). Nhiều huyện miền núi khi bão lụt ập đến, trở thành ốc đảo “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, tỷ lệ hộ đói nghèo gần 90%. Thế nên, câu chuyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế giảm nghèo bền vững là cả một hành trình gian nan và tâm huyết của các cấp ủy chính quyền địa phương cùng sự chung tay, đồng lòng của hệ thống chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam trong chặng đường phát triển 20 năm qua.
Hai mươi năm đồng hành vì người nghèo, Thông tin hoạt động, Tin mới cập nhật   01/12/2022