Nguồn vốn chính sách góp phần giảm nghèo ở Bạch Thông
Trong năm 2023, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp cho 2.308 lượt khách hàng của huyện Bạch Thông được vay vốn các chương trình như: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ SXKD vùng khó khăn; xây dựng và cải tạo 1.120 công trình nước sạch, công trình vệ sinh, tạo việc làm mới cho 616 lao động từ nguồn vốn giải quyết việc làm; 15 lao động vay vốn đi xuất khẩu lao động,…
Tổng số hộ nghèo, hộ chính sách được thụ hưởng vay vốn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Bạch Thông là 5.290/8.691 hộ. Từ nguồn vốn vay NHCSXH, các hộ gia đình đã đầu tư sản xuất, chăn nuôi, nâng cao chất lượnh cuộc sống, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Theo báo cáo của NHCSXH huyện, hiện dư nợ trung bình 1 đơn vị hành chính đạt trên 30 tỷ đồng, trong đó Tân Tú là xã có dư nợ cao nhất với trên 54 tủ đồng, xã có dư nợ thấp nhất trong địa bàn huyện là Cao Sơn với dư nợ hơn 09 tỷ đồng… Thông qua mạng lưới Điểm giao dịch xã, NHCSXH huyện đã tạo điểu kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách nhanh chóng, kịp thời phê duyệt, xác nhận cho vay đúng đối tượng. Bố trí địa điểm, thời gian, đảm bảo an ninh, an toàn các buổi giao dịch của NHCSXH.
Để nâng cao hiệu quả công tác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH huyện đã tích cực phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội cấp xã, Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện rà soát, chấn chỉnh hoạt động của tổ, kiện toàn đối với những tổ hoạt động yếu kém. Thực hiện giám sát trước, trong và kiểm tra sau cho vay, để đảm bảo việc cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và kịp thời chấn chỉnh, xử lý các tồn tại.
Phó Giám đốc NHCSXH huyện Trần Trọng Nghĩa cho biết: Trong năm qua, đơn vị đã tập trung cân đối nguồn vốn, phối hợp chặt chẽ với tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác giải ngân kịp thời nguồn vốn phục vụ cho phát triển kinh tế cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo chỉ tiêu kế hoạch được giao. Hiện nay,tổng dư nợ ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội của huyện đạt trên 419 tỷ đồng, chiếm 99,6% tổng dư nợ.
Năm 2023, huyện Bạch Thông được giao kinh phí thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững hơn 13,4 tỷ đồng, huyện đã thực hiện 05 dự án tại các xã. Theo đó, các mô hình chăn nuôi, trồng rừng, cây ăn quả của người dân được hàng thực hiện mang lại hiệu quả rõ rệt.
Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Văn Kiệm cho biết: Với những kết quả đã đạt được, năm 2024 huyện tập trung chỉ đạo sát sao về kế hoạch, chỉ tiêu giảm nghèo phần đầu đến hết năm 2025 các xã giảm tỷ lệ hộ nghèo theo kế hoạch đề ra và đạt mục tiêu huyện nông thôn mới. Thông qua các chương trình vay vốn ưu đãi đã có tác động tích cực trong công tác giảm nghèo của huyện. Theo đó, năm 2023 toàn huyện Bạch Thông đã giảm gần 400 hộ nghèo và 75 hộ cận nghèo so với năm 2022, dây thật sự là kết quả nổi bật của địa phương.
Bài và ảnh Nguyễn Nghĩa
Các tin bài khác
- » Hoạt động tín dụng chính sách luôn hướng về người nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội
- » Giúp nông dân Quảng Bình giảm nghèo bền vững
- » Quận Nam Từ Liêm uỷ thác 100 tỷ đồng hỗ trợ người dân vay vốn sản xuất kinh doanh
- » Xuân vui từ tín dụng chính sách trên quê hương Nam Định
- » Xuân ấm áp trong những “Ngôi nhà 28”
- » Vốn vay chính sách giúp nông dân Nghệ An làm nên bản du lịch
- » Tín dụng chính sách và chương trình “5 không”, “3 có” và “4 an” của Đà Nẵng
- » Tín dụng chính sách nơi “đầu sóng, ngọn gió”
- » Tết vui hơn dưới những mái gia đình
- » Đơm hoa kết trái, mang cuộc sống ấm no đến với người nghèo