Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, ủy nhiệm tín dụng chính sách xã hội tại các huyện khó khăn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, ủy nhiệm tín dụng chính sách xã hội tại các huyện khó khăn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp… từ các báo cáo, kết quả điều tra, phỏng vấn phù hợp với một đề tài nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng thực tiễn.
Chất lượng hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội và hoạt động ủy nhiệm của Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn giữ vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH, nhất là tại địa bàn các huyện khó khăn.
Đối với chi nhánh NHCSXH tỉnh Lạng Sơn, hoạt động ủy thác, ủy nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội và Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn trong thời gian vừa qua đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ: chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, nợ quá hạn thấp, chỉ chiếm 0,05% tổng dư nợ; tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn bình quân đạt 94,4%, chất lượng hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn có nhiều chuyển biến tích cực, số Tổ xếp loại tốt, khá chiếm 99,6%, không có tổ hoạt động yếu.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động ủy thác, ủy nhiệm tại một số địa bàn, nhất là tại các huyện khó khăn của tỉnh Lạng Sơn còn một số tồn tại, hạn chế.
Bởi vậy, việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, ủy nhiệm tín dụng chính sách xã hội tại các huyện khó khăn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp những giải pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, ủy nhiệm tín dụng chính sách xã hội tại các huyện khó khăn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Ghi nhận và đánh giá cao những nội mà nhóm nghiên cứu đề tài trình bày, Phó Tổng Giám đốc Huỳnh Văn Thuận - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học, những nỗ lực, cố gắng và tâm huyết của nhóm nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra được phương pháp khảo sát, phân tích, so sánh, tổng hợp bằng các dẫn chứng số liệu cụ thể, rõ ràng. Phó Tổng Giám đốc yêu cầu nhóm nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc những ý kiến tham gia của các thành viên Hội đồng nghiệm thu, ý kiến tham gia của các khách mời tham dự tại buổi nghiệm thu.
Với những nghiên cứu rất có ý nghĩa và phù hợp với tình hình phát triển NHCSXH, đề tài được Hội đồng nghiệm thu xếp loại Giỏi.
PV
Các tin bài khác
- » Cựu chiến binh Lâm Bình giúp nhau phát triển kinh tế
- » Mạnh dạn khởi nghiệp, thành công bước đầu
- » Phát huy tín dụng chính sách, hỗ trợ người nghèo
- » Động lực phát triển vùng DTTS và miền núi
- » Vốn chính sách tiếp sức bà con DTTS tỉnh Kon Tum thoát nghèo
- » Niềm vui từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi
- » Người dân ven biển tiếp cận vốn vay ưu đãi
- » Cơ hội nâng cao đời sống vùng đồng bào DTTS huyện Thanh Sơn
- » Chỉ thị số 40-CT/TW tiếp sức cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội
- » Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Kinh tế Trung ương làm việc tại tỉnh Ninh Bình