Bài 2 - Dồn tâm huyết giúp dân
Địa phương sát sao
Những nỗ lực vì người nghèo và các đối tượng chính sách khác từ cá nhân thầy giáo Sơn Ngọc Minh (Trường Tiểu học Hàm Giang B, xã Đại An, huyện Trà Cú) đến các Sư cả cùng chính quyền địa phương đã đưa tín dụng chính sách vào cuộc sống, lan tỏa tới mọi ấp, thôn, đến từng hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách.
Tại xã Đại An, 10 năm qua, doanh số cho vay của NHCSXH đạt 82,1 tỷ đồng cho 4.476 hộ vay vốn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 11,37% xuống còn 2,09%; thu nhập bình quân đầu người đạt 68 triệu đồng/người/năm. Những thành quả này góp phần đưa Đại An vươn lên hoàn thành nông thôn mới vào năm 2019, nông thôn mới nâng cao vào năm 2021 và năm 2024 là mục tiêu về đích nông thôn mới kiểu mẫu.
Đại An là một minh chứng sống động về việc Chỉ thị số 40-CT/TW đã thấm sâu vào cuộc sống ở tỉnh Trà Vinh. Cùng với việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về tín dụng chính sách xã hội, tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao vai trò, tinh thần trách nhiệm hơn và quan tâm nâng cao chất lượng thực hiện tín dụng chính sách; Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo đưa hoạt động tín dụng chính sách thành nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm (2021 - 2025); không chỉ lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách với các Chương trình mục tiêu quốc gia mà còn với lồng ghép kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các Nghị quyết đại hội.
Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành nhiều cơ chế chính sách và nhiều văn bản để tập trung nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước chuyển sang NHCSXH; ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung cho vay các chương trình, dự án tín dụng chính sách xã hội gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 của tỉnh.
Đặc biệt, giai đoạn 2014 - 2024, UBND tỉnh, huyện, thị xã, thành phố đã cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH với số tiền 546,7 tỷ đồng, tăng gấp 13,4 lần so với trước khi Chỉ thị số 40-CT/TW; nâng tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác đạt 587,42 tỷ đồng, chiếm 12,9% tổng nguồn vốn. Trong đó, nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh là 485,91 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách cấp huyện là 101,51 tỷ đồng.
Ngân hàng nỗ lực
Phó Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh Trương Quang Vĩnh cho biết: Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, chi nhánh đã cho vay gần 414.000 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách, với tổng số tiền trên 8.700 tỷ đồng; trong đó, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt gần 4.570 tỷ đồng, tăng gần 3.000 tỷ đồng và tăng gấp 3 lần so với năm 2014. Đến nay, tổng nguồn vốn Trung ương và địa phương giao NHCSXH tỉnh Trà Vinh thực hiện quản lý đạt 4.558 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,6%/năm.
Các chương trình tín dụng đã tạo việc làm cho trên 61.000 lao động; trong đó, gần 3.500 lao động được vay vốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 10.500 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; hỗ trợ xây mới và cải tạo gần 162.000 công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng trên 10.500 căn nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách; giúp cho 141 hộ vay vốn để tự xây và mua nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; tạo điều kiện cho 11 doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc cho gần 1.500 lao động…
Cũng trong 10 năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đã góp phần giảm 53.000 hộ nghèo (tương đương giảm từ 10,66% xuống còn 1,19%). Chính sách tín dụng ưu đãi cùng với chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương đã góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đóng vai trò quan trọng trong ổn định và phát triển kinh tế tại địa phương.
Đến nay, toàn tỉnh đã có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 11 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 81,75 triệu đồng.
Thời gian tới, chi nhánh sẽ tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương dành nguồn lực ủy thác sang NHCXH để cho vay hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời, chi nhánh sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực, triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vùng nông thôn, vùng có đông đồng bào Khmer.
Bài và ảnh Đức Kiên
Các tin bài khác
- » Chỉ thị số 40-CT/TW: Một chính sách đúng, trúng, hợp lòng dân (Bài 1 - Tác phẩm đoạt giải Nhì Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng Dân”)
- » Chỉ thị số 40-CT/TW: Một chính sách đúng, trúng, hợp lòng dân (Bài 2 - Tác phẩm đoạt giải Nhì Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng Dân”)
- » Chỉ thị số 40-CT/TW: Một chính sách đúng, trúng, hợp lòng dân (Bài 3 - Tác phẩm đoạt giải Nhì Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng Dân”)
- » Sức sống của Chỉ thị số 40-CT/TW tại Trà Vinh (Bài 1 - Huy động sức mạnh đại đoàn kết)
- » Nguồn vốn chính sách giúp đồng bào DTTS ở Quảng Trị vượt khó
- » Tín dụng chính sách góp sức giảm nghèo
- » Giúp người chấp hành xong án phạt tù làm lại cuộc đời
- » Phát triển kinh tế gia đình từ nguồn vốn ưu đãi
- » Tín dụng chính sách đồng hành cùng người dân Yên Bái vượt qua hậu quả bão lũ
- » NHCSXH tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách