Bà Nguyễn Thị Hồng - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN Việt Nam, Chủ tịch HĐQT NHCSXH trả lời phỏng vấn VTV1 về kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
Trước hết, có thể khẳng định Chỉ thị 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội là sự quan tâm rất đặc biệt của Đảng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách.
Đây là những người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội. Ngay sau khi Chỉ thị 40 được ban hành, các Bộ, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm vào cuộc quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng.
Đó là các Bộ, các ngành đã tham mưu ban hành nhiều cơ chế, chính sách cũng như các chương trình tín dụng mới có ý nghĩa để thực hiện công tác an sinh xã hội và giảm nghèo, đặc biệt là khi nền kinh tế của chúng ta chịu tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19 những chính sách, như cho vay trả lương, ngừng việc cho người lao động, chính sách ưu đãi lãi suất trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế cũng là một trong những trọng tâm của chương trình phục hồi này.
Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương cũng tham gia vào cuộc quyết liệt và đã chủ động cân đối ngân sách để ủy thác qua NHCSXH và đến nay 100% ngân sách cấp tỉnh và huyện đã tham gia ủy thác.
Sự tham gia của Chủ tịch UBND xã vào Ban đại diện của HĐQT NHCSXH cấp huyện đã tạo thuận lợi cho hoạt động của NHCSXH, đặc biệt tạo thuận lợi để có thể tháo gỡ những vướng mắc phát sinh tại địa phương. Nhờ sự tham gia và chỉ đạo quyết liệt của các Bộ, các ngành và địa phương, nguồn vốn của NHCSXH đã được huy động và gia tăng.
Tính đến 30/7/2024 tổng nguồn vốn của NHCSXH đạt 373.000 tỷ đồng, tăng 2,8 lần so với thời điểm trước khi Chỉ thị số 40 được ban hành. Trong đó, nguồn vốn ủy thác ngân sách địa phương khoảng 47.000 tỷ đồng, chiếm gần 13% tổng nguồn vốn của NHCSXH. Nguồn vốn này đã được NHCSXH triển khai tập trung cho vay vào các chương trình tín dụng rất có ý nghĩa, tập trung vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo…
Những số liệu đã minh họa cho kết quả này, đặc biệt nguồn vốn được sử dụng hiệu quả.
Nợ xấu của NHCSXH chỉ khoảng 0,56%. Đây là tỷ lệ rất thấp. Điều này cho thấy người nghèo và các đối tượng chính sách có tính kỷ luật tài chính rất cao và cũng giúp bảo toàn nguồn vốn của NHCSXH để có thể tiếp tục cho vay nhiều hộ gia đình, nhiều người nghèo hơn trong thời gian tới.
Tóm lại, qua tổng kết đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư, có thể nói đây là một chủ trương rất đúng, trúng và đã đạt được những kết quả tích cực, chúng ta cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
Thành công của việc thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư một lần nữa khẳng định mô hình quản trị và điều hành của NHCSXH là một định chế cung cấp dịch vụ tài chính vi mô riêng có của Việt Nam và được các Tổ chức Quốc tế đánh giá, ghi nhận.
PV lược ghi>
Các tin bài khác
- » RỘNG MỞ ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC
- » THÔNG BÁO: Về việc phát sóng Phim tài liệu trên VTV1
- » Thể lệ cuộc thi viết “Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng Dân”
- » Phát động Cuộc thi viết “Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng Dân”
- » Tổng Giám đốc NHCSXH làm việc với tỉnh Trà Vinh
- » Bình Dương tiếp tục ưu tiên cân đối ngân sách địa phương cho tín dụng chính sách
- » Tỉnh uỷ Hải Dương tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
- » 10 năm thực hiện Chị thị số 40-CT/TW giúp người dân Hải Dương thoát nghèo
- » Tỉnh uỷ Quảng Trị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
- » Cuộc sống mới trên vùng cao Mù Cang Chải