Tỉnh Bến Tre tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
Clip: Tỉnh Bến Tre tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Bến Tre luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương trong tỉnh, đặc biệt là trong công tác triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW. Trong 10 năm, ngân sách tỉnh đã ưu tiên bố trí hơn 256 tỷ đồng ủy thác sang chi nhánh NHCSXH tỉnh để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, nâng số dư nguồn vốn ủy thác từ địa phương đạt 264,47 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ hơn 6% trong tổng nguồn vốn hoạt động của chi nhánh, với 9/9 huyện, thành phố trong tỉnh đã dành nguồn vốn ngân sách thực hiện tín dụng chính sách xã hội.
Tại hội nghị, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Huỳnh Văn Thuận cho biết: Cùng với nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương các cấp, trong 10 năm qua, chi nhánh đã thực hiện giải ngân với doanh số cho vay đạt hơn 9.697 tỷ đồng, cho hơn 352 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn. Đến ngày 30/6/2024, tổng dư nợ đạt 4.392 tỷ đồng với trên 118 nghìn khách hàng còn dư nợ, dư nợ bình quân khoảng 37 triệu đồng/khách hàng vay vốn…Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư đã thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả nhằm thay đổi căn bản diện mạo tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
Để phát huy hiệu trong thời gian tới, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức có hiệu quả tín dụng chính sách nói chung và hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh nói riêng. Hằng năm, tiếp tục cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác ủy thác sang NHCSXH nhằm bổ sung nguồn cho vay. Ủy thác ngân sách địa phương sang chi nhánh đảm bảo lộ trình hàng năm theo Đề án số 7379/ĐA-UBND ngày 29/11/2023 về “Tập trung huy động nguồn lực thực hiện tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh đến năm 2030”. Xem xét, bố trí nguồn vốn để cho vay đối với một số chương trình mục tiêu quốc gia theo Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội và cho vay người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thanh Lâm yêu cầu tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện tín dụng chính sách. Quan tâm hơn nữa việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn. Phấn đấu đến năm 2030, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương chiếm ít nhất 15%/tổng nguồn vốn thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh việc tiếp tục rà soát, đề xuất cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện, sửa đổi bổ sung các chính sách về tín dụng chính sách xã hội phù hợp với thực tiễn. Huy động các nguồn tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, bổ sung nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương sang NHCSXH để đủ nguồn lực thực hiện tốt tín dụng chính sách trong thời gian tới…
Dịp này, UBND tỉnh trao tặng Bằng khen cho 19 tập thể, cá nhân và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho 1 tập thể đã có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW.
CTV Cẩm Trúc
Các tin bài khác
- » Hiệu quả tín dụng chính sách nhìn từ Ninh Thuận
- » Tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực giảm nghèo
- » Quảng Bình thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
- » Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ở Nam Định
- » Lâm Đồng giảm nghèo đa chiều bền vững từ tín dụng chính sách
- » Tín dụng chính sách góp phần làm đổi thay quê hương Cách mạng Tây Ninh
- » Bến Tre: Dấu ấn 10 năm Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào cuộc sống
- » Bến Tre “số hóa” hoạt động vốn tín dụng chính sách
- » Hơn 36 nghìn hộ thoát nghèo ở Cà Mau nhờ vay vốn chính sách xã hội
- » Bắc Ninh tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW