- Ngân hàng Chính sách xã hội - https://vbsp.org.vn -

“VỐN VỀ” mở lối cho hộ cận nghèo phát triển nghề truyền thống

Posted By On 11/04/2014 @ 8:21 sáng In Phóng sự ảnh | No Comments

Cùng với cho vay hộ nghèo, chương trình cho vay hộ cận nghèo đã mở lối giúp cho đối tượng này tại huyện Gia Lộc (Hải Dương) chủ động sản xuất, kinh doanh, nhất là việc khôi phục, phát triển nghề thủ công truyền thống để ổn định cuộc sống, tránh tái nghèo (ảnh 1 và 2).

Khi biết tin NHCSXH triển khai chương trình tín dụng dành riêng cho hộ cận nghèo, chị Hà Thị Hương ở thôn Văn Lâm, xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc đã được vay 25 triệu đồng ngay đợt đầu tiên vào tháng 6/2013. Từ nguồn vốn chính sách, cộng thêm nguồn tích lũy của gia đình, chị đã mua thêm máy móc, nguyên liệu sản xuất giầy da các loại, lợi nhuận thu được của nghề truyền thống này đã làm cho kinh tế gia đình chị khá giả, tạo công ăn việc làm ổn định cho 4 - 5 lao động trong thôn, xóm với mức thu nhập 3,5 triệu đồng/người/tháng (ảnh 3, 4 và 5).

Nhìn cơ sở chế biến bún trị giá vài chục triệu đồng của chị Phạm Thị Hòa ở thôn Đông Cận, xã Tân Tiến, huyện Gia Lộc ít ai nghĩ rằng trước đây do không được vay vốn chính sách nên kinh tế gia đình chị luôn bị “hụt hẫng”. Năm 2013, thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn của chi hội phụ nữ, giữa năm ngoái khi Chính phủ có chủ trương cho vay hộ cận nghèo, gia đình chị rất phấn khởi có tên trong danh sách; được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, chị Hòa được vay vay 30 triệu đồng từ chương trình tín dụng hộ cận nghèo, mở lại nghề làm bún (ảnh 6).

Từ nguồn vốn ưu đãi, những hộ cận nghèo như chị Hương, chị Hòa mới có điều kiện khôi phục, tiếp tục duy trì làng nghề truyền thống, thoát nghèo bền vững. Ông Nguyễn Đức Tân - Phó Chủ tịch UBND xã Phương Hưng cho biết: “Xã có 4 thôn thì có tới 3 làng nghề chuyên làm hàng mây tre đan, giầy da, gò tôn với trên 10% hộ nghèo, cận nghèo. Do vậy, chúng tôi xác định phát triển ngành nghề trong nông thôn là hướng đi chính để giảm tỷ lệ hộ nghèo. Nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ là nguồn lực chính để người dân khôi phục, phát triển ngành nghề và đang phát huy hiệu quả. Hiện đã có trên 50 hộ cận nghèo của xã sử dụng vốn ưu đãi (ảnh 7).

Sau 1 năm cho vay hộ cận nghèo, NHCSXH huyện Gia Lộc đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền, thủ tục vay đơn giản, đúng quy định, giám sát chặt việc sử dụng vốn vay… (ảnh 8, 9 và 10). Tính đến nay, dư nợ của chương trình đạt 20 tỷ đồng, với 745 hộ được vay vốn.

Hiện nay, vùng đồng bằng Gia Lộc còn 1.800 hộ cận nghèo. Để giúp số đối tượng này có nhu cầu vay vốn được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, ngoài việc quay vòng vốn từ chương trình cho vay hộ nghèo thì bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH huyện Gia Lộc nói riêng, các địa phương trong cả nước nói chung là một yêu cầu mang tính cấp thiết, nhanh chóng hỗ trợ hộ cận nghèo vươn lên ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững. Mời các bạn xem phóng sự ảnh dưới đây của Dư Việt Ngọc vừa được thực hiện tại Gia Lộc.


Article printed from Ngân hàng Chính sách xã hội: https://vbsp.org.vn

URL to article: https://vbsp.org.vn/von-ve-mo-loi-cho-ho-can-ngheo-phat-trien-nghe-truyen-thong.html

URLs in this post:

[1] Hiệu quả thiết thực của nguồn vốn chính sách ở Phú Thọ: https://vbsp.org.vn/hieu-qua-thiet-thuc-cua-nguon-von-chinh-sach-o-phu-tho-2.html

[2] Vốn chính sách về với bà con vùng cao Tây Bắc: https://vbsp.org.vn/von-chinh-sach-ve-voi-ba-con-vung-cao-tay-bac.html

[3] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2014/04/118.jpg

[4] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2014/04/210.jpg

[5] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2014/04/37.jpg

[6] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2014/04/44.jpg

[7] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2014/04/54.jpg

[8] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2014/04/64.jpg

[9] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2014/04/74.jpg

[10] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2014/04/84.jpg

[11] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2014/04/94.jpg

[12] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2014/04/104.jpg

Copyright © 2012 Vietnam Bank for Social Policies. All rights reserved.