- Ngân hàng Chính sách xã hội - https://vbsp.org.vn -

Khai thác hiệu quả nguồn vốn để phát triển kinh tế

Posted By Ban Hợp tác quốc tế và Truyền thông On 03/06/2020 @ 3:20 chiều In Tin mới cập nhật | Comments Disabled

bariavung tau [3]

Mô hình nuôi dê thịt của bà Lê Thị Kính cho thu nhập mỗi năm cả trăm triệu đồng

Hơn 4 năm trước, gia đình bà Lê Thị Kính ở thôn Sông Xoài 1, xã Láng Lớn rơi vào cảnh khó khăn do vườn tiêu bị dịch bệnh, năng suất thấp, giá cũng giảm sâu. Năm 2016, bà Kính được Hội Phụ nữ xã đứng ra tín chấp vay 30 triệu đồng từ NHCSXH huyện để mua thêm 6 con dê cái và đầu tư sửa sang chuồng trại. Cộng với gần chục con dê có sẵn, gia đình bà quyết định phá bỏ hơn 4 sào tiêu để trồng cỏ nuôi dê.
Nhờ chịu khó chăm sóc, lại áp dụng đúng kỹ thuật trong chăn nuôi, đàn dê của gia đình bà Kính đã phát triển nhanh chóng. Từ năm 2018 đến nay, mỗi năm bà Kính xuất bán hai đợt với khoảng 100 con dê thịt, thu lãi hơn 100 triệu đồng. “Hiện tại, đàn dê đã tăng lên 60 con, trong đó có 25 con dê cái sinh sản. Nghề nuôi dê đã giúp gia đình tôi có thu nhập khá”, bà Kính cho hay.
Năm 2018, được Hội Phụ nữ xã Bình Trung giúp đỡ, chị Hà Thị Huỳnh Trang ở thôn 4 vay vốn NHCSXH 50 triệu đồng để đầu tư xây sửa chuồng trại để chăn nuôi heo. Sau hai năm, chị đã xuất bán 2 lứa heo thịt, thu lãi gần 200 triệu đồng. Chị Trang chia sẻ: “Trước đây tôi làm ruộng, trồng lúa thu nhập không cao. Từ khi có nguồn vốn để chuyển sang chăn nuôi, thu nhập đã tăng gấp 3 đến 4 lần, cuộc sống dần khấm khá hơn”.
Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Châu Đức cho biết: Xác định giảm nghèo là đòn bẩy tạo nên sự thành công của các phong trào khác, Hội Phụ nữ các cấp trên địa bàn đã triển khai nhiều mô hình, giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho chị em. Từ đó, nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả đã xuất hiện như: nuôi dê, nuôi heo thịt xã Bình Trung; mô hình “10+1” xã Kim Long (10 hội viên giúp 1 hội viên phát triển kinh tế); mô hình “vốn tiết kiệm xoay vòng” xã Xà Bang…
Để giúp hội viên tìm được hướng đi đúng trong phát triển kinh tế, ngoài việc phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, đưa các giống cây, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn huyện còn thường xuyên cập nhật thông tin, chủ động tiếp cận, khai thác các nguồn vốn để giúp hội viên vay vốn.
Thông qua hoạt động ủy thác với NHCSXH huyện, các cấp Hội Phụ nữ huyện Châu Đức đang quản lý gần 88 tỷ đồng với 68 Tổ tiết kiệm và vay vốn và 2.945 hội viên. Ngoài ra, các cấp Hội Phụ nữ còn duy trì hoạt động 338 nhóm tiết kiệm với 4.782 thành viên, tổng số tiền xoay vòng hơn 4,8 tỷ đồng, giúp cho 2.028 lượt chị em vay để phát triển kinh tế gia đình.


Article printed from Ngân hàng Chính sách xã hội: https://vbsp.org.vn

URL to article: https://vbsp.org.vn/khai-thac-hieu-qua-nguon-von-de-phat-trien-kinh-te.html

URLs in this post:

[1] Tập trung vốn cho vay khôi phục sản xuất, kinh doanh: https://vbsp.org.vn/tap-trung-von-cho-vay-khoi-phuc-san-xuat-kinh-doanh.html

[2] Gần 150 ngàn lượt hộ ở Bà Rịa - Vũng Tàu được vay vốn tín dụng chính sách: https://vbsp.org.vn/gan-150-ngan-luot-ho-o-ba-ria-vung-tau-duoc-vay-von-tin-dung-chinh-sach.html

[3] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2020/06/bariavung-tau.png

Copyright © 2012 Vietnam Bank for Social Policies. All rights reserved.