- Ngân hàng Chính sách xã hội - https://vbsp.org.vn -

Đổi đời nhờ vốn tín dụng chính sách

Posted By Ban Hợp tác quốc tế và Truyền thông On 09/10/2019 @ 4:53 chiều In Người tốt - Việc tốt | Comments Disabled

Tại Hội thảo khoa học “Đánh giá hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam” vừa được tổ chức vào chiều ngày 25/9, tổ chức tại Hà Nội, chị Chị Triệu Thị Nga đã chia sẻ một số kinh nghiệm khi vay vốn, sản xuất kinh doanh [3]

Tại Hội thảo khoa học “Đánh giá hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam” vừa được tổ chức vào chiều ngày 25/9, tổ chức tại Hà Nội, chị Chị Triệu Thị Nga đã chia sẻ một số kinh nghiệm khi vay vốn, sản xuất kinh doanh

Nà Quang - nơi gia đình chị Nga sinh sống là thôn miền núi khó khăn nhất của xã Nông Hạ, nằm cách trung tâm xã hơn 10km, giao thông đi lại khó khăn, 100% hộ dân là người dân tộc Dao. Trước đây, gia đình chị Nga thuộc diện hộ nghèo trong thôn, bởi nhà đông con, hai vợ chồng không có công ăn việc làm ổn định và gia đình cũng không có đất ruộng để canh tác. Nguồn sống chủ yếu dựa vào ruộng nương nên mặc dù làm lụng vất vả nhưng thu nhập của gia đình quá thấp, mỗi năm vẫn thiếu ăn từ 3 đến 4 tháng, con cái đi học không có tiền mua sách vở. Trước những khó khăn của gia đình, chị bàn với chồng phải tìm cách vượt lên đói nghèo, ổn định kinh tế gia đình, nuôi con ăn học.
Năm 2007, gia đình chị vay vốn ưu đãi của NHCSXH huyện Chợ Mới với số tiền 5 triệu đồng để mua 01 con trâu sinh sản vì thôn có đất bãi rộng, phù hợp với việc chăn thả và gia đình có lao động để chăn dắt, không đòi hỏi sức lao động nặng, phù hợp với phát triển kinh tế tại địa phương. Việc đầu tư phát triển chăn nuôi trâu sinh sản còn giúp gia đình có sức cày kéo và phân bón để làm nông nghiệp.
Nhờ được tập huấn về chăn nuôi trâu, bò sinh sản do Hội Phụ nữ xã phối hợp với cơ quan nông nghiệp huyện tổ chức, chị đã áp dụng thành công kiến thức vào thực tế chăn nuôi, chăm sóc và phòng bệnh, phòng chống rét đậm, rét hại đầy đủ nên đàn trâu của gia đình phát triển và sinh sản rất tốt. Năm 2009, trâu đã sinh sản được 02 lứa, gia đình bán một con lứa đầu để trả nợ NHCSXH.
Từ chăn nuôi trâu sinh sản, gia đình đã không còn thiếu đói. Cuối năm 2009, gia đình chị tiếp tục mạnh dạn vay 30 triệu đồng tại NHCSXH huyện Chợ Mới để mua thêm 2 cặp trâu sinh sản. Năm 2011, gia đình chị đã bán trâu trả hết nợ cho NHCSXH và để lại 5 con trâu cái, 1 con trâu đực tiếp tục chăn thả nhằm tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho gia đình.
Trong thời gian đó, con lớn của chị thi đỗ vào đại học. Lo tiền đóng học phí và chi phí nuôi con ăn học rất tốn kém đối với gia đình chị. Năm 2010, gia đình chị đã vay 32,6 triệu đồng từ chương trình HSSV của NHCSXH để trang trải chi phí học tập cho con học đại học.
Năm 2014, cháu thứ hai cũng thi đỗ vào đại học. Gia đình tiếp tục vay 50 triệu đồng. Cuối năm 2018, gia đình chị tiếp tục làm hồ sơ vay vốn cho con gái thứ ba đỗ đại học với số tiền 70 triệu đồng. Nhờ đó các cháu an tâm học tập, hàng năm luôn đạt kết quả tốt.
Hiện nay, hai con lớn của chị đã học xong đại học, có việc làm và thu nhập ổn định; con thứ 3 đang học trường Đại học Công nghệ truyền thông và thông tin Thái Nguyên, con gái út đang học PTTH.
Để tăng thêm nguồn thu nhập và ổn định cuộc sống, năm 2015, gia đình chị tiếp tục vay vốn NHCSXH với số tiền 50 triệu đồng vốn hộ nghèo, cộng với nguồn vốn tích luỹ của gia đình đầu tư vào việc trồng rừng keo, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Kết hợp phương thức sản xuất lấy ngắn nuôi dài, trong những năm đầu trồng keo, gia đình chị trồng xen ngô đồi, mỗi năm cũng cho thu hoạch từ 3 - 4 tấn ngô hạt.
Gia đình chị Nga hiện đang có 6ha rừng keo phát triển tốt và 8 con trâu cái sinh sản, trừ các khoản chi phí, đạt thu nhập bình quân 70 - 80 triệu đồng/năm. Năm 2016, gia đình chị đã trả nợ trước hạn món vay HSSV.
Bên cạnh đó, gia đình chị còn vay vốn chương trình NS&VSMTNT với số tiền 12 triệu đồng để xây bể chứa nước sạch và làm nhà vệ sinh tự hoại. Kinh tế ngày càng ổn định, đời sống của gia đình ngày một được nâng cao. Trong nhà đã mua sắm được đầy đủ các tiện nghi như xe máy, ti vi, tủ lạnh, bàn ghế… Các con có điều kiện được học hành đầy đủ. Năm 2016, gia đình chị đã thoát nghèo bền vững.
Trong quá trình vay vốn chính sách, gia đình chị đã được vay tổng số tiền là 187 triệu đồng, đã trả nợ một phần cho ngân hàng và hiện còn dư nợ 57 triệu đồng. Gia đình chị sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, trả lãi hàng tháng đầy đủ, trả gốc đúng kỳ hạn, hằng tháng tham gia tiền gửi tiền tiết kiệm.
Hiện nay, với cương vị là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Nà Quang, xã Nông Hạ, chị Nga luôn vận động gia đình và hội viên thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương. Dư nợ hiện nay của tổ do chị quản lý đạt 2,2 tỷ đồng với 59 hộ vay, 100% hộ vay là đồng bào DTTS. Hằng tháng, các hộ vay trả lãi và gốc đúng hạn, không có tổ viên nào nợ quá hạn.
Chị Nga khẳng định, nhờ nguồn vốn ưu đãi mà gia đình chị đã thoát nghèo, có điều kiện sống tốt, các con có tương lai tươi sáng. Tất cả là nhờ ơn Đảng, Chính phủ, NHCSXH các cấp, chính quyền địa phương xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình chị được vay vốn cũng như hướng dẫn cách sử dụng vốn vay hiệu quả trong lúc gia đình khó khăn.
Mong muốn của chị và bà con trong thôn là tiếp tục được vay thêm nguồn vốn để đồng bào DTTS có cơ hội vươn lên xây dựng đời sống mới, tốt đẹp hơn.


Article printed from Ngân hàng Chính sách xã hội: https://vbsp.org.vn

URL to article: https://vbsp.org.vn/doi-doi-nho-von-tin-dung-chinh-sach.html

URLs in this post:

[1] Chính sách tín dụng là điểm sáng trong các chính sách cho đồng bào DTTS: https://vbsp.org.vn/chinh-sach-tin-dung-la-diem-sang-trong-cac-chinh-sach-cho-dong-bao-dtts.html

[2] Tín dụng chính sách xã hội cho khu vực miền núi và DTTS: Cộng hưởng sức “công phá” vào từng “lõi nghèo”: https://vbsp.org.vn/tin-dung-chinh-sach-xa-hoi-cho-khu-vuc-mien-nui-va-dtts-cong-huong-suc-cong-pha-vao-tung-loi-ngheo.html

[3] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2019/10/3.jpg

Copyright © 2012 Vietnam Bank for Social Policies. All rights reserved.