- Ngân hàng Chính sách xã hội - https://vbsp.org.vn -

Tín dụng chính sách góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo tại Tây Bắc

Posted By Ban Hợp tác quốc tế và Truyền thông On 21/09/2016 @ 1:11 chiều In Tin nổi bật | No Comments

Đồng chí Nguyễn Văn Bình - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc phát biểu chỉ đạo Hội nghị [1]

Đồng chí Nguyễn Văn Bình - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Chủ trì Hội nghị có đồng chí đồng chí Nguyễn Văn Bình - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc; đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT NHCSXH; đồng chí Cao Đức Phát - Ủy viên BCH Trung ương Đảng - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương; đồng chí Hầu A Lềnh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Bắc; đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đồng chí Nguyễn Văn Vịnh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lào Cai; đồng chí Dương Quyết Thắng - Bí thư Đảng uỷ NHCSXH Trung ương, Ủy viên HĐQT, Tổng Giám đốc NHCSXH.

Quang cảnh Hội nghị [2]

Quang cảnh Hội nghị

Tham dự Hội nghị có đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban TƯMTTQ Việt Nam, Ban Kinh tế Trung ương, Bộ LĐTB-XH, Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương và Lãnh đạo các địa phương trong vùng Tây Bắc,…

Đồng chí Lê Minh Hưng - Thống đốc NHNN Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT NHCSXH phát biểu tại Hội nghị [3]

Đồng chí Lê Minh Hưng - Thống đốc NHNN Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT NHCSXH phát biểu tại Hội nghị

2,2 triệu hộ trong vùng Tây Bắc được vay vốn ưu đãi

Tây Bắc là địa bàn chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và quan hệ giao lưu quốc tế, luôn được Đảng, Chính phủ ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện. Giai đoạn 2011 - 2015 kinh tế toàn vùng tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 27,8 triệu đồng/năm, gấp 1,8 lần so với 2011; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng nhanh (trong đó vốn đầu tư từ NSNN tăng bình quân 11,5%/năm); cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư và có bước cải thiện; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Công tác xóa đói, giảm nghèo được cấp uỷ, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm, trong đó có sự đóng góp tích cực và hiệu quả của NHCSXH. Công tác đào tạo nghề và tạo việc làm mới cho người lao động đạt kết quả tích cực, đưa tổng số lao động qua đào tạo lên 45%; xuất khẩu lao động được coi là hướng quan trọng trong Chương trình giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo tại địa phương.

Đồng chí Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Bắc báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc giai đoạn 2011 - 2015 [4]

Đồng chí Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Bắc báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc giai đoạn 2011 - 2015

Là đơn vị trực tiếp thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng cho biết: Trong những năm qua, NHCSXH luôn bám sát chủ trương, định hướng phát triển vùng Tây Bắc của Đảng và Chính phủ để tập trung các nguồn lực, đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương gắn liền với mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị trên địa bàn.

Thông qua 2.528 Điểm giao dịch, NHCSXH đã triển khai gần 20 chương trình tín dụng chính sách và một số chương trình, dự án nhận ủy thác cho hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS và các đối tượng chính sách.

Từ năm 2011 đến nay đã có trên 2,2 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn từ NHCSXH, trong đó có trên 1,5 triệu hộ là đồng bào DTTS với doanh số cho vay đạt 44.917 tỷ đồng.

Đến 31/8/2016 tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn vùng Tây Bắc đạt 32.194 tỷ đồng với trên 1,2 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 của vùng Tây Bắc là 12,6%, cao hơn bình quân chung toàn quốc.

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, các tỉnh trong vùng Tây Bắc đã quan tâm hỗ trợ NHCSXH về cơ sở vật chất và ủy thác nguồn vốn qua NHCSXH để thực hiện cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi, với tổng giá trị hỗ trợ đạt trên 116 tỷ đồng; trong đó bổ sung nguồn vốn ủy thác 91 tỷ đồng (bằng 46% nguồn vốn bổ sung trong hơn 5 năm qua của toàn vùng). Chất lượng tín dụng được cải thiện qua từng năm, nợ quá hạn toàn vùng giảm từ 0,34% cuối năm 2014 xuống còn còn 0,25%, thấp hơn bình quân chung của toàn hệ thống.

Đồng chí Dương Quyết Thắng - Tổng Giám đốc NHCSXH báo cáo kết quả thực hiện tín dụng chính sách xã hội trong 5 năm qua [5]

Đồng chí Dương Quyết Thắng - Tổng Giám đốc NHCSXH báo cáo kết quả thực hiện tín dụng chính sách xã hội trong 5 năm qua

Vốn tín dụng chính sách thực hiện tại vùng trong giai đoạn 2011 - 2015 đã góp phần giúp trên 318 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; xây dựng trên 681 nghìn công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; giúp trên 121 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; thu hút, tạo việc làm mới cho gần 114 nghìn lao động, trong đó gần 6 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; hỗ trợ xây dựng gần 61 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại vùng Tây Bắc…; góp phần đáng kể đưa tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn giai đoạn 2011 - 2015 tại vùng Tây Bắc giảm từ 34,58% (cuối năm 2010) xuống còn 14,97% (năm 2015), trong đó, 45 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a giảm từ 57,52% (năm 2010) xuống còn 26% (năm 2015).

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng khẳng định thông qua việc tổ chức hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, hoạt động của NHCSXH đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu về giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, phát triển nguồn nhân lực, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu; Tập hợp lực lượng, phát triển hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội; Thực hiện nhiệm vụ ổn định chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.

Đồng chí Nhâm Thị Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La tham luận tại Hội nghị [6]

Đồng chí Nhâm Thị Phương - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La tham luận tại Hội nghị

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La, Nhâm Thị Phương cho rằng: Đây là kênh tín dụng ưu đãi lớn nhất đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần to lớn đối với công cuộc giảm nghèo của tỉnh Sơn La. Bởi lẽ hoạt động của NHCSXH từ nguồn vốn ưu đãi đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn.

Đồng chí Lê Thu Hà - Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai nhấn mạnh: “Từ khi được tiếp cận tín dụng chính sách năng lực trong công tác hội của chị em được nâng lên, điều kiện kinh tế được cải thiện đáng kể” [7]

Đồng chí Lê Thu Hà - Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai nhấn mạnh: “Từ khi được tiếp cận tín dụng chính sách năng lực trong công tác hội của chị em được nâng lên, điều kiện kinh tế được cải thiện đáng kể”

Còn theo Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai, Lê Thu Hà, từ khi có nguồn vốn chính sách này tới, nhiều chị em phụ nữ tỉnh Lào Cai đã được tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh tế gia đình. Hiện dư nợ ủy thác nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH qua Hội Phụ nữ tỉnh là 593 tỷ đồng, ngoài ra còn huy động tiết kiệm của chị em để tăng nguồn vốn cho NHCSXH, đẩy mạnh tiết kiệm (25 tỷ đồng),… năng lực chị em, cán bộ hội được nâng lên, gia đình thoát nghèo, phát triển kinh tế.

Nhiều tấm gương đồng bào dân tộc làm kinh tế tốt cũng đã chia sẻ kinh nghiệm tại Hội nghị và bày tỏ sự biết ơn với NHCSXH đã giúp gia đình từ thiếu ăn đến có “của ăn của để” như hộ anh Giàng Mí Páo ở thôn Xín Suối Hồ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ (Hà Giang).

Tại Hội nghị, hộ vay vốn Giàng Mí Páo đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc sử dụng hiệu quả đồng vốn vay ưu đãi [8]

Tại Hội nghị, hộ vay vốn Giàng Mí Páo đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc sử dụng hiệu quả đồng vốn vay ưu đãi

Nhờ chịu khó tham quan, học hỏi các mô hình sản xuất tập trung, đồng thời, được Đoàn Thanh niên địa phương tư vấn, hỗ trợ, chàng trai người dân tộc Mông này đã tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, ứng dụng tiến bộ KTKH vào chăn nuôi bò nhốt chuồng rất hiệu quả. Bò nuôi béo khỏe, đẻ nhanh, bán ra thị trường được giá, doanh thu mỗi năm tới cả trăm triệu đồng.

Thoát hẳn nghèo, cuộc sống đầy đủ hơn, Giàng Mí Páo có điều kiện giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cho nhiều hộ nghèo khác trong vùng thông qua các buổi sinh hoạt Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Các đại biểu tham dự Hội nghị [9]

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Theo Thống đốc NHNN Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT NHCSXH Lê Minh Hưng, đạt được kết quả tích cực trên là nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền, của các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác;đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, toàn diện của Ban chỉ đạo Tây Bắc và sự chỉ đạo quyết liệt của HĐQT, Ban điều hành NHCSXH và sự chủ động của các chi nhánh trong hệ thống NHCSXH tại vùng Tây Bắc.

Hướng giảm nghèo tại vùng lõi nghèo

Mặc dù đạt được những thành tựu quan trọng, song Tây Bắc vẫn là vùng lõi nghèo của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo cao, diện cận nghèo và tái nghèo còn lớn, nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số (theo kết quả điều tra hộ nghèo theo hướng đa chiều, đầu năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng là 29,14%, cận nghèo là 9,8%). Hoạt động tín dụng chính sách chưa đáp ứng được mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu, việc phối hợp với hoạt động khuyến nông và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế… Ngoài ra, những điều kiện khắc nghiệt của vùng như mưa lũ, rét đậm, rét hại, băng tuyết, thiên tai, dịch bệnh,… đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và hiệu quả sử dụng vốn của hộ vay.

Để tiếp tục đồng hành cùng đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc, Chủ tịch HĐQT NHCSXH yêu cầu NHCSXH tiếp tục thực hiện các chính sách của Nhà nước về tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, giải ngân cho vay vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng một cách nhanh chóng và hiệu quả; xác định mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng chính sách trong vùng bình quân khoảng 14% - 15%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn quốc. Đảm bảo các đối tượng thụ hưởng tại vùng Tây Bắc có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp; Chủ động tham mưu cho Chính phủ, các Bộ, ban ngành, đồng thời, chỉ đạo các chi nhánh NHCSXH trong vùng triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40 và Kế hoạch triển khai Chỉ thị ban hành kèm theo Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Nghiên cứu, rà soát nhằm phát hiện những bất cập trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, kịp thời đề xuất với Chính phủ, các Bộ, ngành để xem xét điều chỉnh tín dụng chính sách phù hợp với thực tiễn…

Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Bình - Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc biểu dương sự nỗ lực cố gắng và những kết quả mà NHCSXH, Thường trực Ban chỉ đạo Tây Bắc và các Bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã đạt được trong quá trình thực hiện tín dụng chính sách.

Về các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng chính sách vùng Tây Bắc, đồng chí Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh: Phải phấn đấu duy trì kế hoạch tăng trưởng tín dụng hàng năm theo mục tiêu Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Đồng thời, yêu cầu các Bộ, ban ngành liên quan bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp bổ sung vốn điều lệ, vốn các chương trình tín dụng chính sách cho NHCSXH; Khi tham mưu Chính phủ ban hành chính sách mới có liên quan đến tín dụng phải tính toán, bố trí nguồn lực phù hợp.

Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc yêu cầu Bộ LĐTB-XH chủ trì, phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Bắc và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan rà soát, thiết kế lại hệ thống chính sách cho mục tiêu giảm nghèo đối với khu vực Tây Bắc theo hướng phát huy tính chủ động của người nghèo và cộng đồng, giảm cấp phát cho không; chuyển một số chính sách cho không sang chính sách cho vay ưu đãi, hỗ trợ có điều kiện…; khuyến khích hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo vươn lên thoát nghèo, thông qua hình thức tăng thêm nguồn lực đối với những địa bàn thực hiện tốt, tránh hỗ trợ đầu tư dàn trải; có cơ chế khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào miền núi để thúc đẩy sản xuất hàng hóa gắn với thị trường,…

Ban chỉ đạo Tây Bắc phối hợp chặt chẽ với NHCSXH tiếp tục triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đặc biệt là 6 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao. Cấp ủy, chính quyền địa phương cần xác định tín dụng chính sách xã hội là nhiệm vụ chính trị thường xuyên để tập trung chỉ đạo thực hiện; Đồng thời, quan tâm bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác ủy thác cho NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay các chương trình ưu đãi; Chỉ đạo rà soát, điều tra, bổ sung kịp thời hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách, tạo điều kiện cho các đối tượng này được vay vốn từ NHCSXH.

Cuối cùng, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc yêu cầu NHNN Việt Nam, các Bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến của các đại biểu để nghiên cứu, rà soát, đồng thời đề nghị Quốc hội, Chính phủ tạo cơ chế chính sách và nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH hoạt động nhằm thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng.

Cũng tại Hội nghị, Ban chỉ đạo Tây Bắc đã công bố Quyết định khen thưởng cho 20 tập thể và 26 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 5 năm (giai đoạn 2011 - 2015) về thực hiện tín dụng chính sách xã hội tại vùng Tây Bắc.

Các tập thể có thành tích xuất sắc vinh dự được nhận Bằng khen của Ban chỉ đạo Tây Bắc [10]

Các tập thể có thành tích xuất sắc vinh dự được nhận Bằng khen của Ban chỉ đạo Tây Bắc

Các cá nhân có thành tích xuất sắc vinh dự được nhận Bằng khen của Ban chỉ đạo Tây Bắc [11]

Các cá nhân có thành tích xuất sắc vinh dự được nhận Bằng khen của Ban chỉ đạo Tây Bắc

Cùng ngày, đồng chí Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc cùng Lãnh đạo NHNN Việt Nam, tỉnh Lào Cai và NHCSXH đã tới thăm, tặng quà cho Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai.

Đồng chí Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc hỗ trợ kinh phí cho Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai [12]

Đồng chí Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc hỗ trợ kinh phí cho Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai

Đồng chí Thống đốc NHNN Việt Nam tặng quà cho các cháu đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai [13]

Đồng chí Thống đốc NHNN Việt Nam tặng quà cho các cháu đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Lào Cai


Article printed from Ngân hàng Chính sách xã hội: https://vbsp.org.vn

URL to article: https://vbsp.org.vn/tin-dung-chinh-sach-gop-phan-thu-hep-khoang-cach-giau-ngheo-tai-tay-bac-3.html

URLs in this post:

[1] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2016/09/115.jpg

[2] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2016/09/27.jpg

[3] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2016/09/47.jpg

[4] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2016/09/37.jpg

[5] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2016/09/54.jpg

[6] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2016/09/64.jpg

[7] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2016/09/74.jpg

[8] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2016/09/85.jpg

[9] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2016/09/94.jpg

[10] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2016/09/116.jpg

[11] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2016/09/105.jpg

[12] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2016/09/124.jpg

[13] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2016/09/133.jpg

Copyright © 2012 Vietnam Bank for Social Policies. All rights reserved.