- Ngân hàng Chính sách xã hội - https://vbsp.org.vn -

Nỗ lực đảm bảo ổn định chất lượng tín dụng chính sách tại các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ

Posted By Ban Hợp tác quốc tế và Truyền thông On 09/01/2021 @ 9:55 sáng In Tin nổi bật | Comments Disabled

Quang cảnh phiên họp [1]

Quang cảnh phiên họp

Tham dó Trưởng Ban kiểm soát NHCSXH Nguyễn Mạnh Tú; các Phó Tổng Giám đốc; Giám đốc các Ban CMNV cùng các thành viên Ban chỉ đạo tại chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố.
Trong năm 2020, Ban chỉ đạo củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố nâng cao chất lượng hoạt động theo kế hoạch đã xây dựng. Đến nay, chất lượng hoạt động tín dụng đã có chuyển biến tích cực, chi nhánh Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu từ đơn vị có chất lượng xếp loại Yếu đã vươn lên xếp loại Khá, Tốt; chi nhánh Kiên Giang tiếp tục duy trì xếp loại Khá. Tại các chi nhánh không còn đơn vị cấp huyện xếp loại yếu; số đơn vị cấp xã xếp loại Tốt 56,56%, xã xếp loại Khá chiếm 29,36%. Các đơn vị tiếp tục tập trung phối hợp với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn đôn đốc thu hồi nợ quá hạn; rà soát, thiết lập hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro theo quy định; giảm thiểu các món vay từ 03 tháng trở lên không hoạt động; tuân thủ việc kiểm tra trước, trong và sau cho vay đối với các khoản cho vay mới.
Đến 31/12/2020, hầu hết các đơn vị đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được Trung ương giao về huy động vốn, thực hiện kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng. Đặc biệt, chỉ tiêu nhận vốn ủy thác đầu tư tại địa phương, các đơn vị đều vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tại Bạc Liêu, tổng nguồn vốn đạt hơn 2.160 tỷ đồng, tăng trên 118 tỷ đồng so với năm 2019; tổng dư nợ đạt 2.156 tỷ đồng, tăng 118 tỷ đồng so 31/12/2019 (+5,8%), với 87.652 khách hàng còn dư nợ, đạt 96,84% kế hoạch tăng trưởng năm 2020. Tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 1,57% tổng dư nợ.
Đối với Sóc Trăng, tổng nguồn vốn đạt hơn 3.701 tỷ đồng, tăng 136 tỷ đồng so với 31/12/2019; tổng dư nợ đạt tổng dư nợ đạt 3.696 tỷ đồng, tăng 138 tỷ đồng (+ 3,9%) so với 31/12/2019, với 151.018 khách hàng còn dư nợ, đạt 98,7% kế hoạch tăng trưởng năm 2020. Nợ quá hạn chỉ chiếm tỷ lệ 0,71% tổng dư nợ.
Tại Kiên Giang, tổng nguồn vốn đạt hơn đạt hơn 3.738 tỷ đồng, tăng 310 tỷ đồng so với 31/12/2019; tổng dư nợ đạt trên 3.731 tỷ đồng, tăng 306 tỷ đồng so với 31/12/2019 (+ 8,96%), đạt 99,15% kế hoạch tăng trưởng năm 2020, với 150.467 khách hàng còn dư nợ.
Còn tại tỉnh Cà Mau, đến 31/12/2020, tổng nguồn vốn đạt hơn 2.798 tỷ đồng, tăng 250 tỷ đồng so với 31/12/2019, tổng dư nợ đạt trên 2.793 tỷ đồng, tăng 251 tỷ đồng so 31/12/2019 (+ 9,9%), với 121.682 khách hàng còn dư nợ, đạt 99,3% kế hoạch tăng trưởng năm 2020. Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0,66% tổng dư nợ.
Từ những kết quả nêu trên, có thể thấy chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng chính sách tại 04 tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau sau khi triển khai Đề án đã từng bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở cả sự tăng dần của tổng dư nợ và tốc độ tăng trưởng tín dụng cao qua từng năm, cũng như tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động tín dụng chính sách tại 4 tỉnh nói trên vẫn còn những tồn tại, cần phải khắc phục ngay.
Phát biểu chỉ đạo, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng yêu cầu, năm 2021, 4 đơn vị tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, các Sở, ngành có liên quan thực hiện triệt để, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương về thực hiện các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp; đặc biệt là phát huy vai trò trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã trong quản lý, kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.
Đồng thời, với vai trò là cơ quan đầu não của cả hệ thống, Ban chỉ đạo Đề án củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng tại 4 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau phải tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho việc củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng được hiệu quả hơn.
Các đơn vị tiếp tục bám sát chỉ đạo của Tổng Giám đốc và Ban chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa chi nhánh tăng cường và được tăng cường, đề cao tính chủ động theo dõi rà soát số liệu, phân tích đánh giá các chỉ tiêu để nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu, những vấn đề còn hạn chế, tìm nguyên nhân, tập trung triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp khắc phục cụ thể đến từng xã, từng Tổ tiết kiệm và vay vốn. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm thay đổi căn bản và triệt để hơn nhận thức của người dân về quan hệ tín dụng “có vay - có trả”, nâng tỷ lệ tổ viên tham gia tiền gửi thường xuyên để tạo lập nguồn trả nợ, lãi. Thường xuyên phát động các phong trào thi đua, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân cán bộ chuyên trách cũng như cán bộ kiêm nhiệm, phối hợp thực hiện tín dụng chính sách xã hội.


Article printed from Ngân hàng Chính sách xã hội: https://vbsp.org.vn

URL to article: https://vbsp.org.vn/no-luc-dam-bao-on-dinh-chat-luong-tin-dung-chinh-sach-tai-cac-tinh-khu-vuc-tay-nam-bo.html

URLs in this post:

[1] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2021/01/6X0A1538.jpg

Copyright © 2012 Vietnam Bank for Social Policies. All rights reserved.