- Ngân hàng Chính sách xã hội - https://vbsp.org.vn -

Nâng cao chất lượng TDCS tại các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ

Posted By Ban Hợp tác quốc tế và Truyền thông On 16/10/2021 @ 9:50 chiều In Tin nổi bật | Comments Disabled

69 [1]

Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng phát biểu chỉ đạo tại phiên họp trực tuyến

Tham dự cuộc họp trực tuyến có Ủy viên HĐQT, Trưởng Ban kiểm soát NHCSXH Nguyễn Mạnh Tú; các Phó Tổng Giám đốc; một số Giám đốc Ban CMNV cùng các thành viên Ban chỉ đạo tại một số chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố.

Trước diễn biến rất phức tạp, khó lường, khó dự báo của đại dịch COVID-19 từ đầu năm 2021 tới nay, hoạt động kinh tế - xã hội, Ngành ngân hàng nói chung, NHCSXH nói riêng chịu nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, chi nhánh NHCSXH tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau và Kiên Giang bám sát, tuân thủ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổng Giám đốc NHCSXH, cấp ủy, chính quyền địa phương về phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện nhiệm vụ. 4 chi nhánh tiếp tục nỗ lực vượt khó, phát huy tinh thần trách nhiệm, quyết tâm cao; tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương; tạo được khối đoàn kết, sự đồng thuận trong tập thể đơn vị, tập trung chỉ đạo đồng bộ, toàn diện các giải pháp củng cố nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn.

Đến 30.9.2021 tại Bạc Liêu, tổng nguồn vốn đạt hơn 2.285 tỷ đồng; doanh số cho vay 9 tháng năm 2021 đạt trên 476 tỷ đồng với 17.483 lượt khách hàng vay vốn, doanh số thu nợ đạt hơn 337 tỷ đồng. Tổng dư nợ trên 2.279 tỷ  đồng, tăng 123 tỷ đồng so với 31.12.2020 (tăng 5,73%), đạt 81,1% kế hoạch tăng trưởng dư nợ Trung ương giao năm 2021 với 88.196 khách hàng còn dư nợ.

Đối với tỉnh Sóc Trăng, tổng nguồn vốn đạt trên 3.938 tỷ đồng, tăng 236 t đồng so với 31.12.2020, trong 9 tháng qua, doanh số cho vay 902 tỷ đồng với 30.045 lượt khách hàng vay vốn, doanh số thu nợ đạt 675 tỷ đồng. Tổng dư nợ đạt hơn 3.921 tỷ đồng, tăng 224 tỷ đồng (tăng 6,07%) so với 31.12.2020, đạt 72,2% kế hoạch tăng trưởng dư nợ Trung ương giao năm 2021 với 150.299 khách hàng còn dư nợ.

Tại tỉnh Kiên Giang, tổng nguồn vốn đạt trên 4.076 tỷ đồng, tăng 337 tỷ đồng so với 31.12.2020, trong 9 tháng qua, doanh số cho vay đạt trên 911 tỷ đồng với 30.101 lượt khách hàng vay vốn, doanh số thu nợ trên 579 tỷ đồng. Tổng dư nợ đạt 4.059 tỷ đồng, tăng trên 327 tỷ đồng (tăng 8,78%) so với 31.12.2020, đạt 83,2% kế hoạch tăng trưởng dư nợ Trung ương giao năm 2021 với 150.289 khách hàng còn dư nợ.

Còn tại tỉnh Cà Mau, tổng nguồn vốn đạt trên 3.055 tỷ đồng, tăng 257 tỷ đồng so với 31.12.2020. Trong 9 tháng qua doanh số cho vay đạt 633 tỷ đồng với 24.139 lượt khách hàng vay vốn, doanh số thu nợ đạt trên 380 tỷ đồng. Tổng dư nợ đạt 3.045 tỷ đồng, tăng 252 tỷ đồng (tăng 9,03%) so 31.12.2020, đạt 92,5% kế hoạch tăng trưởng dư nợ Trung ương giao năm 2021 với 123.258 khách hàng còn dư nợ.

68 [2]

Các điểm cầu tại địa phương

Trong 9 tháng qua mặc dù 4 chi nhánh chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 kéo dài nhưng một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng tiếp tục chuyển biến tích cực. Ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH tăng gần 125 tỷ đồng so với năm 2020, đã xử lý nợ rủi ro cho 2.268 món vay với số tiền trên 32 tỷ đồng, triển khai thực hiện cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 68 và Quyết định số 23 của Chính phủ, 4 chi nhánh đã cho vay được 24 lượt người sử dụng lao động để trả lương cho 996 lượt lao động với số tiền hơn 3,3 tỷ đồng.

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao năm 2021, Tổng Giám đốc yêu cầu 4 đơn vị tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo NHCSXH và địa phương, tập trung thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt trong tình hình mới để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 gây ra để triển khai các giải pháp khắc phục, kịp thời hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh. Trong thời gian này, Tổng Giám đốc yêu cầu 4 chi nhánh phối hợp với các Sở, ban ngành địa phương khảo sát rà soát những lao động ở các vùng dịch trở về quê có nhu cầu vay vốn để đề xuất kịp thời với chính quyền địa phương, trung ương để bố trí vốn kịp thời, tạo điều kiện cho người lao động ổn định cuộc sống. Tiếp tục tập trung công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách theo phương án, đề án đã được duyệt.


Article printed from Ngân hàng Chính sách xã hội: https://vbsp.org.vn

URL to article: https://vbsp.org.vn/nang-cao-chat-luong-tdcs-tai-cac-tinh-khu-vuc-tay-nam-bo.html

URLs in this post:

[1] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2021/10/69.jpg

[2] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2021/10/68.jpg

Copyright © 2012 Vietnam Bank for Social Policies. All rights reserved.