- Ngân hàng Chính sách xã hội - https://vbsp.org.vn -

Góp phần đắc lực thực hiện “an sinh xã hội”

Posted By On 20/05/2013 @ 4:16 sáng In Tin mới cập nhật | No Comments

Tín dụng ưu đãi góp phần đảm bảo an sinh xã hội [1]

Tín dụng ưu đãi góp phần đảm bảo an sinh xã hội

Trước tình hình đó, từ thực tiễn phong trào xóa đói, giảm nghèo của TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương và một số tỉnh, thành khác trong cả nước, Chính phủ đã giao cho một số Bộ, ngành tổng kết các hoạt động từ phong trào hỗ trợ người nghèo của các địa phương, đề xuất thành các chương trình, chính sách của Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo. Một trong những chính sách được quan tâm đầu tiên đó là chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập.

Quy mô tổ chức và bộ máy thực hiện chính sách này cũng ngày càng mở rộng và hoàn thiện. Từ chỗ chỉ là Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo (1993 - 1994), Ngân hàng Phục vụ người nghèo nằm trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1995 - 2002) và từ 2003 đến nay là NHCSXH, với một tổ chức tín dụng hoàn chỉnh, có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cấp xã, phường, sự tham gia của cả hệ thống chính trị mà nòng cốt là đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ của NHCSXH. Sau 10 năm hoạt động NHCSXH đã khẳng định vai trò là công cụ hữu hiệu của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Các chương trình tín dụng ưu đãi đã tác động to lớn đến thành tựu giảm nghèo của Việt Nam trong những năm qua, trên nhiều khía cạnh. Đó là:

Thứ nhất, với nguồn vốn vay ưu đãi, hàng chục triệu lượt hộ nghèo đã có điều kiện phát triển chăn nuôi, trồng trọt, tạo thêm việc làm cho gia đình, tăng thời gian lao động có ích của hộ lên 30 - 50%; thu nhập của hộ nghèo ước tính tăng khoảng 1,5 - 2 lần, tăng sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Từ đồng vốn vay này hàng triệu hộ nghèo có điều kiện đưa giống mới năng suất cao vào sản xuất, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu; xây dựng được nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả; nhiều hộ từ làm ăn nhỏ lẻ đã phát triển trở thành các chủ trang trại có quy mô lớn, sản xuất hàng hóa, thu hút nhiều lao động và làm việc, không chỉ xóa nghèo cho mình mà còn hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hộ khác thoát nghèo.

Thứ hai, trên 3 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, giảm cơ bản tình trạng bỏ học, hoặc không được đi học do không có tiền, góp phần thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục của người dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.

Thứ ba, cùng với khoản hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, các nguồn huy động khác ở cộng đồng đã có 484 nghìn hộ nghèo được vay vốn từ NHCSXH để làm nhà ở vượt lũ Đồng bằng sông Cửu Long với tổng số tiền cho vay là 3.854 tỷ đồng, gần 500 nghìn hộ nghèo có nhà ở ổn định, an toàn.

Thứ tư, việc quản lý điều hành hoạt động của NHCSXH bằng cơ chế quản lý của HĐQT ở cấp Trung ương, Ban đại diện HĐQT ở cấp tỉnh, cấp huyện, các Tổ tiết kiệm và vay vốn ở cấp xã, đã tạo điều kiện phát huy cao độ vai trò trách nhiệm và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; nâng cao năng lực quản lý và sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo.

Thứ năm, với hơn 204 nghìn Tổ tiết kiệm và vay vốn và 10.891 Điểm giao dịch xã của NHCSXH thực sự đã tạo nên một mạng lưới tín dụng tiện lợi, rộng khắp đến tận người dân. Đây chính là một chính sách ưu việt, riêng có của Việt Nam .

Thứ sáu, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi qua NHCSXH trong những năm qua đã tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện phương châm xã hội hóa trong xóa đói, giảm nghèo, thông qua việc huy động các nguồn vốn cho vay, huy động các nguồn vốn đối ứng của gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu giảm nghèo cụ thể.

Thứ bảy, thông qua hoạt động cho vay vốn, đội ngũ cán bộ của NHCSXH, của các hội, đoàn thể nhận dịch vụ ủy thác không những từng bước nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về tín dụng ngân hàng mà còn là môi trường tốt xây dựng bản lĩnh chính trị, trách nhiệm trước nhân dân, góp phần xây dựng niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.


Article printed from Ngân hàng Chính sách xã hội: https://vbsp.org.vn

URL to article: https://vbsp.org.vn/11053.html

URLs in this post:

[1] Image: https://vbsp.org.vn/wp-content/uploads/2013/05/Untitled-24.jpg

Copyright © 2012 Vietnam Bank for Social Policies. All rights reserved.